Đại diện của FAO dự đoán tương lai cho ngành thủy sản (15-12-2017)

Các đại dương phải đáp ứng nhu cầu cho một tỷ lệ dân số thế giới lớn hơn, đây là phát biểu của một đại diện của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Đại dương bền vững của Hội đồng Đại dương thế giới ở Halifax, Nova Scotia, Canada từ ngày 1 tháng 12.
Đại diện của FAO dự đoán tương lai cho ngành thủy sản
Ảnh minh họa

Marc Taconet, một cán bộ cấp cao của FAO, cho biết: 2 tỷ người phải phụ thuộc vào thủy sản cho 20% khẩu phần protein động vật vào năm 2030. Sự phụ thuộc này tăng lên 50% tại các quốc gia ven biển ở châu Phi và Thái Bình Dương - bao gồm cả một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Số liệu thống kê của Taconet cho thấy vào năm 2050, thế giới sẽ cần thêm 50% thực phẩm để đáp ứng sự tăng dân số. Điều này tương đương với  yêu cầu 100 triệu tấn thủy sản, điều này chỉ ra một điều quan trọng là thế giới cần bắt đầu khôi phục nguồn lợi thủy sản, giảm sản lượng đánh bắt không mong muốn và tăng sự phục hồi nguồn cung thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Taconet cho biết: Nghề cá cũng là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, với chuỗi giá trị nghề cá hiện đang chiếm hơn 200 triệu việc làm. Nuôi trồng thuỷ sản đã chiếm một phần lớn trong số những việc làm này, và sẽ là nguồn tăng trưởng quan trọng cho ngành thủy sản trong tương lai. Ngành nuôi trồng thuỷ sản đã tăng trưởng ổn định hàng năm 8,3% kể từ năm 1992 và sẽ tiếp tục theo quỹ đạo này đến năm 2026, khi đó sẽ có 107 triệu tấn thủy sản dành cho con người. Giai đoạn từ năm 2015 - 2026, số liệu của Taconet cho thấy tổng nguồn cung thủy sản tăng từ 169 triệu tấn lên 194 triệu tấn.

Đến năm 2026, Taconet dự báo sự suy giảm của lượng cá sử dụng làm bột cá và dầu cá, nhưng ông nói rằng nhu cầu sẽ gây áp lực lên giá, dẫn đến việc cải tiến các công nghệ thức ăn nuôi trồng thủy sản và tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thông qua lựa chọn di truyền.

Trong khi Taconet cho biết ông vẫn lo lắng về việc đánh bắt cá quá mức, ông nói rằng ông lạc quan bởi tổng số loài trong danh mục loài bị đánh bắt quá mức giảm từ 90% năm 1970 xuống còn 70% vào năm 2013. Điều này chủ yếu do thực tiễn quản lý tốt hơn ở các nước phát triển, nhưng Taconet cho biết ông lo ngại rằng ít loài được đánh bắt trong các mức sinh học bền vững.

Taconet cũng cho biết tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá sẽ ở quy mô lớn và rất to lớn. Ông lưu ý rằng một số ảnh hưởng của nó đã được cảm nhận trên toàn cầu - ví dụ, axit hóa đang có một tác động tiêu cực đến nuôi thuỷ sản có vỏ ở vùng Đông Bắc Thái Bình Dương. Địa Trung Hải sẽ thấy những thay đổi lớn, với các loài cá tự nhiên có khả năng bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng lên. Tuy nhiên, để đổi lại, khu vực này có thể thấy những loài mới di chuyển vào, vì sinh khối cá di chuyển từ vùng nhiệt đới hiện tại sang vùng Địa Trung Hải đang ấm lên. Taconet cho biết: Nhìn chung, sinh khối cá dự kiến ​​sẽ tăng ở vùng ôn đới và vĩ độ cao; và các cơ hội nuôi trồng thuỷ sản có thể tăng lên ở các khu vực ngập nước như Đông Nam Á.

HNN (Theo seafoodsource)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác