Nghiên cứu về tình trạng ghi sai nhãn hiệu hải sản (31-10-2018)

Một nghiên cứu mới của Trường Đại học British Columbia (UBC) đã sử dụng mã vạch ADN để xác định rằng 70 trong số 281 mẫu hải sản được thu thập tại Metro Vancouver, Canada từ tháng 9/2017 đến tháng 2/2018 đã bị ghi sai nhãn hiệu.
Nghiên cứu về tình trạng ghi sai nhãn hiệu hải sản
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm An toàn Thực phẩm và Sức khỏe Lu của UBC đã tiến hành nghiên cứu hợp tác với tổ chức từ thiện độc lập Oceana Canada và Phòng thí nghiệm Hanner tại Đại học Guelph.

Xiaonan Lu, người đứng đầu phòng thí nghiệm Lu cho biết: “Chúng tôi nhằm mục tiêu đến việc hiểu toàn diện việc ghi nhãn gian lận các sản phẩm cá được bán ở Metro Vancouver, đây là bước đầu tiên trong nghiên cứu chuỗi cung ứng thủy sản phức tạp phục vụ người dân bờ biển phía tây Canada. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện cả quy định về ghi nhãn hải sản và tính minh bạch của chuỗi cung ứng cá”.

Chuỗi cung ứng cho hải sản rất phức tạp và không rõ ràng. Một con cá có thể bị bắt ở Canada, được sơ chế ở Trung Quốc, tẩm bột ở Mỹ, và cuối cùng được bán trở lại Canada như một sản phẩm của Mỹ. Việc nhận dạng sai có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên chặng đường này. Khi sự việc cố ý, đó là gian lận thực phẩm — một vấn đề gây thiệt hại 52 tỷ USD trên toàn thế giới được định nghĩa là sự miêu tả sai thực phẩm vì lợi ích kinh tế.

Julia Levin, nhà vận động chống gian lận hải sản của Oceana Canada cho biết: “Gian lận hải sản đánh lừa người tiêu dùng Canada và gây tổn hại cho ngư dân địa phương vốn trung thực cũng như đầu bếp và các công ty thủy sản đang tìm mua thủy sản bền vững. Điều này gây ra các mối quan ngại về sức khỏe và che giấu việc lạm dụng nhân quyền toàn cầu bằng cách tạo ra thị trường cho cá đánh bắt bất hợp pháp. Chìa khóa để chống lại sự gian lận hải sản là truy xuất nguồn gốc từ quá trình đánh bắt đến bàn ăn. Điều này có nghĩa là theo dõi sản phẩm thủy sản thông qua chuỗi cung ứng và yêu cầu thông tin quan trọng đó đi cùng với sản phẩm”.

Nhóm nghiên cứu của UBC và Oceana Canada đã thu thập mẫu từ những người bán ở Vancouver, Richmond, Coquitlam, Burnaby, Bắc Vancouver, Tây Vancouver, Surrey và Langley. Phòng thí nghiệm Lu phân tích các mẫu của UBC, trong khi Oceana Canada đã đi đến TRU-ID, một công ty có trụ sở tại Guelph cung cấp chứng nhận DNA về thực phẩm và các sản phẩm sức khỏe tự nhiên. Mã vạch DNA liên quan đến việc so sánh thông tin di truyền từ các mẫu thử với các chuỗi gien tham chiếu có thể giúp xác định các loài. Dữ liệu từ hai nguồn sau đó được đối chiếu.

Các nhà hàng có tỷ lệ ghi nhãn sai cao nhất, ở mức 29%, tiếp theo là các cửa hàng tạp hóa (24%) và các quán sushi (22%). Cá thường bị ghi sai nhãn nhất là cá chỉ vàng, với 31 trong số 34 mẫu bị ghi nhãn sai.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của cả việc cố ý và không chủ ý ghi nhãn sai. Ví dụ, nhiều cá được bán dưới dạng cá hồng thực ra là những loài ít có giá trị như cá rô phi. Cá da trơn Sutchi thay thế vị trí của cá bơn halibut, cá hồng, cá bơn và cá tuyết. Động cơ kinh tế ít có khả năng trong các trường hợp khác, chẳng hạn như thay thế cá hồi đỏ bằng cá hồi hồng.

Tình hình dường như không được cải thiện. Một nghiên cứu của Oceana được tiến hành tại Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2012 đã tìm thấy tỷ lệ ghi nhãn sai là 33%. Một nghiên cứu ở Metro Vancouver, Canada cách đây 10 năm đã có những phát hiện tương tự với nghiên cứu mới của UBC, với quy mô mẫu nhỏ hơn nhiều. Oceana Canada đã tìm thấy gần một nửa số mẫu được thử nghiệm vào mùa thu năm ngoái tại Ottawa bị ghi sai nhãn. Họ sẽ phát hành một báo cáo gian về lận hải sản quốc gia vào mùa thu này với những phát hiện từ thử nghiệm được thực hiện ở Halifax, Toronto, Vancouver và Victoria.

Robert Hanner, Giám đốc công nghệ tại TRU-ID cho biết: “Canada là một trong những nước sản xuất thủy sản hàng đầu trên thế giới và ngành thủy sản của chúng tôi tuân thủ việc ghi nhãn nghiêm ngặt hơn khi xuất khẩu sản phẩm sang Liên minh châu Âu, nhưng người tiêu dùng Canada không được hưởng lợi từ mức độ minh bạch như vậy ở thị trường trong nước. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và thậm chí tạo thuận lợi cho việc xóa bỏ dấu vết của tình trạng hải sản thu hoạch bất hợp pháp xâm nhập vào thị trường nội địa, với chi phí của các nhà cung cấp hợp pháp. Tình trạng này phải thay đổi”.

Một báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc kêu gọi một hệ thống dựa trên DNA hài hòa cung cấp khả năng truy cập phổ cập vào một cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn bằng cách sử dụng các tên khoa học.

Các tác giả của nghiên cứu UBC hỗ trợ một số biện pháp để giúp người tiêu dùng biết về những gì họ đang mua:

  • Hài hòa các tên gọi thông thường của cá giữa các quốc gia giao dịch chính
  • Yêu cầu các tên khoa học trên các nhãn
  • Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nơi cá được đánh bắt hoặc nuôi, lịch sử chế biến và các phương pháp đánh bắt/nuôi cá đã được sử dụng.

HNN (Theo phys.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác