Những chất không mong muốn nhưng có trong hải sản - Thủy ngân (03-10-2018)

Thủy ngân là kim loại nặng, thường tồn tại ở các dạng hóa học khác nhau, trong đó thủy ngân hữu cơ (còn được gọi là methyl thủy ngân) là dạng độc nhất. Ở người, lượng tiêu thụ thủy ngân vô cơ hàng tuần có thể chấp nhận được là 4 µg/kg thể trọng, đối với methyl thuỷ ngân là 1,3 µg/kg.
Những chất không mong muốn nhưng có trong hải sản - Thủy ngân

Thủy ngân thường có trong tự nhiên và có thể đến từ các nguồn như núi lửa phun trào hoặc khí thải. Các hoạt động của con người như khai khoáng và công nghiệp cũng thải ra thủy ngân. Trong những năm gần đây, lượng thủy ngân thải ra luôn được ổn định.

Những ảnh hưởng có hại

methyl thủy ngân được truyền từ phụ nữ mang thai sang thai nhi và có thể làm trẻ bị dị hình. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi và trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến khiếm khuyết về khả năng học tập cũng như tổn hại đến các kỹ năng vận động của trẻ.

Thủy ngân vô cơ thì hiếm hơn và ít độc hơn. Cơ thể con người ít hấp thu thủy ngân vô cơ hơn và chúng được tích tụ ở gan, thận nhưng trong não thì không. Do đó chúng ít ảnh hưởng đến thai nhi hơn.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú được khuyên nên ăn nhiều cá và các hải sản khác, nhưng nên tránh các loài có chứa nhiều methyl thủy ngân, ví dụ như các loài cá lớn sống ở nước ngọt (cá chó, cá hồi nước ngọt) và thủy sản ở các vùng bị ô nhiễm.

Mức tiêu thụ tối đa

Nguồn gốc chủ yếu của thủy ngân hữu cơ trong thức ăn của chúng ta là cá và các sản phẩm thủy sản. Tổng lượng thủy ngân tối đa có trong hầu hết các loài thủy sản là 0,5 mg/kg. Đối với các loài ăn thịt như cá bơn và cá ngừ, mức tối đa là 1 mg/kg.

Ở người, lượng tiêu thụ thủy ngân vô cơ hàng tuần có thể chấp nhận được là 4 µg/kg thể trọng/tuần, đối với methyl thủy ngân là 1,3 µg/kg/tuần.

Hàm lượng tối đa trong thức ăn dùng trong nuôi thủy sản

Thủy ngân có trong thức ăn dùng nuôi thủy sản, nhưng cá nuôi chứa ít methyl thủy ngân. Theo quy định, mức tối đa của thủy ngân có trong thức ăn cho thủy sản là 0,2 mg/kg. Lượng thủy ngân có trong thủy sản nuôi thông qua các loại thức ăn thương mại hiện nay không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chúng.

Methyl thủy ngân tích lũy trong các loài thủy sản và không được thải ra môi trường thông qua thức ăn ở bất kỳ mức độ nào.

Anh Chi (Theo NIFES)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác