Các khu bảo tồn biển là một giải pháp để khắc phục vấn đề sản lượng đánh bắt không mong muốn tại các đại dương (11-08-2017)

Theo một nghiên cứu do Đại học California, Davis thực hiện, các ngư dân nghề cá  thương mại có thể đánh bắt được nhiều thủy sản sinh lợi hơn khi có các khu bảo tồn biển. Nghiên cứu lưu ý việc sử dụng các khu bảo tồn biển như một công cụ quản lý cũng có thể giúp cho việc đánh bắt thủy sản tầng đáy ở bờ biển phía Tây mới hồi phục gần đây tự duy trì được tính bền vững.
Các khu bảo tồn biển là một giải pháp để khắc phục vấn đề sản lượng đánh bắt không mong muốn tại các đại dương
Ảnh minh họa

Các khu bảo tồn biển là một tập hợp các khu vực biển được bảo vệ (MPAs). Một số MPAs cho phép đánh bắt thủy sản, nhưng các khu bảo tồn biển là các khu vực của đại dương cấm đánh bắt và các hoạt động khai thác khác.

Mặc dù có thể khác thường, nghiên cứu chỉ ra rằng các khu bảo tồn biển có thể cho phép ngư dân đánh bắt được nhiều thủy sản sinh lợi hơn trong khi bảo vệ những loài thủy sản yếu hơn có thể bị vô tình vướng vào ngư cụ đánh bắt. Những loài thủy sản không phải mục tiêu này được gọi là sản lượng đánh bắt không mong muốn, đây là một trong những thách thức tồi tệ nhất đối với nghề cá toàn cầu.

Ví dụ, khi nghề khai thác thủy sản tầng đáy vùng Bờ Tây sụp đổ vào đầu những năm 2000, những ngư dân nghề cá thương mại đã buộc phải giảm đáng kể việc đánh bắt các loài thủy sản có trữ lượng dồi dào để tránh đánh bắt quá mức. Giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này, trong đó các loài thuộc sản lượng đánh bắt không mong muốn sẽ được bảo vệ trong các ranh giới một khu bảo tồn biển, có thể giải quyết được vấn đề này.

Tác giả chính của nghiên cứu Ông Alan Hastings, nhà nghiên cứu về sinh thái học và Giáo sư thuộc Khoa Khoa học và Môi trường của trường Đại học California, Davis cho biết: “Với các khu bảo tồn biển, các mô hình của chúng tôi cho thấy nó là một tình huống có lợi cho cả hai bên. Ngư dân có thể thu được lợi ích họ muốn từ các loài mục tiêu trong khi đồng thời mang lại lợi ích cho các loài thủy sản có trữ lượng thấp”.

Các khu bảo tồn có thể duy trì hoạt động khai thác thủy sản

Nhiều loài thủy sản bị đánh bắt quá mức có cuộc sống tự nhiên lâu dài và chậm sinh sản, như trường hợp của hầu hết các loài thủy sản tầng đáy. Thông qua việc sử dụng các mô hình đa loài, các tác giả của nghiên cứu nhận thấy rằng, trong những trường hợp này, các khu bảo tồn biển luôn tạo ra sản lượng cao hơn đáng kể đối với cả các loài có trữ lượng dồi dào và các loài có trữ lượng thấp so với việc chỉ hạn chế các nỗ lực đánh bắt thủy sản.

Nghiên cứu minh họa cho khái niệm sử dụng cá bơn như là một loài mục tiêu chủ yếu, và những loài có trữ lượng thấp hơn như cá quân Thái Bình Dương, cá quân (rockfish) đen, cá quân màu nâu, và cá quân vàng. Mô hình cho thấy rằng các nhà quản lý có thể sử dụng các khu bảo tồn biển để duy trì các loài có trữ lượng yếu hơn ở mức cần thiết trong khi vẫn cho phép thu hoạch đáng kể cá quân Thái Bình Dương.

Ông Hastings cho biết: “Cuối cùng, những khu bảo tồn này có thể duy trì hoạt động khai thác thủy sản thay vì dừng lại toàn bộ ngư nghiệp để bảo tồn những loài thủy sản có trữ lượng thấp hơn”.

Nghiên cứu cho thấy nên kết hợp các khu bảo tồn biển được thiết kế tốt với sự quản lý hợp lý nghề cá mục tiêu vì những lợi ích về kinh tế và sinh thái.

Đồng tác giả nghiên cứu Christopher Costello từ Đại học Santa Barbara cho biết: “Khi các khu bảo tồn biển được thiết kế tốt để bảo vệ các loài có trữ lượng thấp hơn, bạn thực sự có thể có được các loài thủy sản bạn mong muốn”.

Hiểu biết về các khu bảo tồn biển

Các tác giả của nghiên cứu và các nhà khoa học thuộc các trường đại học khác đã giúp chỉ ra mạng lưới các MPA đầu tiên trên các bang của nước Mỹ được hoàn thành vào năm 2012 để bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên và nuôi trồng ở biển. Các MPAs phục vụ nhiều mục đích, từ việc giải trí đến khôi phục các nguồn lợi thủy sản và hỗ trợ nghề cá biển bền vững. Nghiên cứu này là một phần của các nghiên cứu đang được tiến hành tại Đại học Davis để hiểu rõ hơn các MPA hoạt động tốt như thế nào.

HNN (Theo phys.org)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác