Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc Bộ nằm về phí tây bắc Biển Dông, được bao bọc bởi biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía Tây; bởi lục địa Trung Quốc ở phía bắc, bởi bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng kinh tuyến 105036’Đông đến khoảng 109055’ Đông, trải dài từ vĩ tuyến 21055’ Bắc đến vĩ tuyến 17010’ Bắc. Diện tích khoảng 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km.
Vịnh Bắc Bộ là vịnh tương đối nông, độ sâu trung bình khoảng từ 40 – 50m, nơi sâu nhất khoảng 100m; đáy biển tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam ra biển khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ vịnh khúc khuỷu và ven bờ có nhiều đảo, Phần vịnh phía Việt Nam có hàng ngàn đảo lớn, nh, trong đó đảo Bạch Long Vĩ diện tích khoảng 2,5km2 cách đất liền Việt Nam 110km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130km. Vịnh Bắc Bộ có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn) và tiềm năng dầu khí.
Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài: Cửa phía Nam ra trung tâm Biển Đông, nơi hẹp nhất rộng khoảng 240km, cửa phía Đông qua eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đỏa Hải Nam) ra phía Bắc Biển Đông, nơi hẹp nhất khoảng 18km.
Vịnh Thái Lan
Vịnh Thái Lan năm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Vịnh Thái Lan có diện tích khoảng 293.000km2, chu vi khoảng 2.300km, chiều dài vịnh khoảng 628km. Đây là một cịnh nông, nơi sâu nhất chỉ khoảng 80m. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567km2.
Vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn) và có tiềm năng dầu khí lớn mà hiện nay các nước liên quan đang tiến hành thăm dò, khai thác.
Các đảo và quần đảo
Vùng biển Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực biển Bắc Trung bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông.
Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia ra các đảo, quần đảo thành các nhóm:
Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cưa đất nước. Đó là các đảo, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú QUý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ…
Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Đó là các đảo như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc ….
Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện Cát Bà (Hải Phòng), huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) v.v
Anh Quân