Hội thảo nuôi tôm sú, tôm chân trắng áp dụng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc  (19-10-2015)

Ngày 16/10/2015, tại Thành phố Vinh - Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo nuôi tôm sú, tôm chân trắng hướng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc. Đại diện Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An chủ trì Hội thảo. Tham dự còn có đại diện một số cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản, Trung tâm khuyến nông các tỉnh ven biển phía bắc, các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương và toàn thể các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP.
Hội thảo nuôi tôm sú, tôm chân trắng áp dụng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc

  Theo báo cáo tại Hội thảo, đến nay, cả nước có 62 cơ sở nuôi được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích nuôi là 686,06 ha, trong đó có 22 cơ sở nuôi tôm chân trắng với diện tích 213,43 ha và 03 cơ sở nuôi tôm sú với diện tích 128,5 ha. Việc nuôi tôm áp dụng VietGAP giúp cho người nuôi quản lý tốt hơn trong quá trình nuôi như đã chọn lựa được con giống, thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản có nguồn xuất xử, đảm bảo chất lượng, kiểm soát tốt hơn về sức khỏe động vật thủy sản. Một số chính sách của Trung ương và địa phương về việc hỗ trợ các nguồn lực để phát triển VietGAP đã đến được người nuôi. Hoạt động hỗ trợ của Khuyến nông Trung ương sau 02 năm thực hiện đã hỗ trợ được khoảng 84.000 ha nuôi tôm sú, tôm chân trắng áp dụng VietGAP.

          Thảo luận tại hội thảo, các tổ chức, cá nhân đã đưa ra cácvấn đề thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng VietGAP, trong việc cấp chứng nhận VietGAP; quản lý sức khỏe động vật thủy sản như thế nào? Phương pháp sử dụng vi sinh vật hiệu quả, ứng dụng công nghệ sinh học trong các mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP, các giải pháp thực hiện hiệu quả việc áp dụng VietGAP, giảm giá thành sản xuất sản phẩm, giảm thiểu bệnh đối với tôm nuôi...

          Tại Hội thảo, đa số đại biểu khẳng định nuôi tôm áp dụng VietGAP cho thấy những hiệu quả rõ rệt, có tính ổn định và đã giảm thiểu đáng kể yếu tố bệnh trên thủy sản nuôi. Để phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, cần phải tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh (probiotic) thay thế các hóa chất, kháng sinh. Sử dụng; Cần tăng cường phổ biến việc áp dụng VietGAP để người dân áp dụng.

          Các đại biểu cũng đã tập trung kiến nghị Tổng cục Thủy sản sớm hoàn thiện các hệ thống văn bản quản lý cho việc áp dụng VietGAP để trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Tổng cục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia để xây dựng các hướng dẫn cần thiết cho người dân áp dụng VietGAP một cách dễ dàng; Tăng cường các chính sách hỗ trợ trong việc áp dụng VietGAP như đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền... nghiên cứu và xây dựng để sớm ban hành quy trình nuôi tôm tiến tiến để người dân áp dụng có hiệu quả.

Nguyễn Quang Thịnh

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác