Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực Thủy sản (20-01-2021)

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 25/12/2020 của UBND Tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vụng Tàu. Nhằm mục đích tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các tổ chức, cá nhân khai thác và nuôi trồng thuy sản, cộng đồng dân cư trong việc quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; phát huy và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, phân loại các chất thải nhựa sử dụng một lần và bao bì, túi ni lông khó phân hủy; vận chuyển đến nơi quản lý, tái chế theo quy định; Nâng cao ý thức, chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khai thác, thu mua, chế biến thuỷ hải sản; dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản đối với công tác bảo vệ môi trường.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực Thủy sản

Ngày 18/01/2021 Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-CCTS về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực Thủy sản. Theo kế hoạch, trong năm 2021 Chi cục Thủy sản tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, xả rác thải không đúng quy định: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải, chất thải nhựa và một số biện pháp để hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa) hạn chế sử dụng phao xốp trong Khai thác và nuôi trồng thủy sản để làm nổi các lồng bè nuôi cá, trong hoạt động của cá nhân và trong sinh hoạt của người dân; Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa và các loài thủy sản chết thả trôi trên sông cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân thấy được ảnh hưởng đến hoạt động Nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông, khai thác trên biển sử dụng để (Tổ quản lý cộng đồng) tiến hành thu gom, tiêu hủy đúng quy định; Dán các poster tại các nơi công cộng, các cụm dân cư nhân dịp tổ chức Lễ phát động thu gom rác thải hành động Bảo vệ môi trường Biển, Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; Lồng ghép nội dung tuyên truyền về quản lý, tái sử dụng, tái chế xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong lĩnh vực Thủy sản tại các buổi tuyên truyền về Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Lồng ghép theo Kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường trong năm 2021 của Chi cục Thủy sản; đồng thời thực hiện phát các tờ rơi tuyên truyền về quy định chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường tự nhiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch, Chi cục Thủy sản đã đưa ra một số giải pháp như sau:

Đối với Cơ quan quản lý: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đối tượng chủ tàu cá; BQL các Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; các cơ sở thu mua, chế biến và các chủ cơ sở nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; các cơ sở Cơ khí, đóng sữa tàu thuyền trên địa bàn Tỉnh; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý ô nhiễm môi trường đối với tàu cá, tại các Cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn Tỉnh định kỳ; tuỳ mức độ nghiệm trọng có thể giám sát thường xuyên.

Đối với Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Ban quản lý cảng cá tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải nhựa xả thải ra môi trường trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các Cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại khu vực cảng quản lý; Tổ chức thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường Cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thu gom rác thải và bố trí ở những vị trí thích hợp cho việc thu gom, xử lý rác; Quản lý chặt chẽ vùng nước trong cảng, không vứt rác, chất thải nguy hại xuống vùng nước trong cảng, thực hiện thu nhặt rác tại vùng nước trong cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Xây dựng nội quy, quy định về vệ sinh môi trường cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; có bảng công bố, hướng dẫn tại khu vực có nhiều người qua lại; Thường xuyên hướng dẫn tàu cá chấp hành đúng quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng Quy chế “Quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh BR-VT”.

Đối với tàu cá: Chấp hành nghiêm quy định bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khi đang hoạt động trên biển hoặc neo đậu tại Cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; tại cơ sở Cơ khí, đóng sửa tàu thuyền nghề cá khi đóng mới hoặc đưa tàu lên sửa chữa, đại tu. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống cấp dầu, nhớt, máy chính, nồi hơi, bình gas; kịp thời sửa chữa, thay thế đường ống bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hỏng; vận hành máy chính, nồi hơi, bếp gas đúng quy trình đảm bảo tuyết đối an toàn của thiết bị, tránh không gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu chất thải; Bố trí dụng cụ đựng rác sinh hoạt hàng ngày trên tàu cá, thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày trên tàu, không xả rác thải nhựa, chất thải nguy hại xuống biển trong quá trình đi khai thác đánh bắt thủy sản trên biển, giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường biển và vùng nước neo đậu tàu, khi cập tàu vào cảng phải đưa chất thải, nước thải lên bờ đúng nơi quy định.

Đối với Tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến thuỷ hải sản: Chấp hành đúng quy định về bảo vệ môi trường tại những nơi thu mua, chế biến thuỷ hải sản; thực hiện đúng nội dung của quy chế quản lý Cảng cá, bến cá; quy định chế biến thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường; Trang bị các máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác xử lý chất thải, nước thải, bảo vệ môi trường và phải thường xuyên làm vệ sinh nơi thu mua, chế biến; nước thải, rác thải phải có thùng chứa và phải thu gom đúng nơi quy định, riêng nước thải phải được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho phép mới được thải ra môi trường; Thuỷ sản phải được bảo quản, lưu giữ trong các dụng cụ chuyên dùng, không để nước rò rỉ ra môi trường

Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản: Chấp hành đúng quy định về bảo vệ môi trường tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng đối với thuốc, thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Khi xảy ra dịch bệnh, phải tiến hành xử lý kịp thời, áp dụng biện pháp cách ly, tránh lây lan dịch bệnh, đồng thời báo cáo cơ quản quản lý, chính quyền địa phương để hỗ trợ khắc phục; Riêng đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, phải tổ chức thu gom rác thải, chất thải sinh hoạt vận chuyển vào bờ để xử lý; không được vứt rác, chất thải xuống vùng nước nuôi trồng thuỷ sản khi chưa qua xử lý. Trường hợp thuỷ sản chết, chết do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… phải thu gom vận chuyển kịp thời lên bờ để xử lý theo đúng quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường vùng nước và lây lan dịch bệnh

Đối với cơ sở Cơ khí, đóng sửa tàu thuyền: Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở chủ tàu, thuyền viên, người lao động làm việc tại cơ sở của mình chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường; Tổ chức đội làm vệ sinh, thu gom rác thải, chất thải và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường đảm bảo vệ sinh môi trường. Riêng các cơ sở đóng sửa tàu vỏ sắt (thép) khi làm vệ sịnh bề mặt vỏ tàu, sàn tàu phải có thiết bị che chắn bụi không gây ô nhiễm khu vực thi công và vùng lân cận; Hàng năm bố trí cho công nhân tham gia học tập kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ an toàn lao động; trang bị thiết bị phòng, chống cháy nổ phù hợp đúng quy định, bố trí ở nơi phù hợp và dễ sử dụng khi có sự cố xảy ra.     

Nguyễn Bình

Ý kiến bạn đọc

Tin khác