Vi hạt nhựa được tìm thấy trong tất cả các loài rùa biển (07-12-2018)

Các thử nghiệm trên hơn 100 con rùa biển - trải rộng trên ba đại dương và tất cả bảy loài rùa- đã cho thấy vi hạt nhựa trong ruột của mỗi con rùa.
Vi hạt nhựa được tìm thấy trong tất cả các loài rùa biển
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter và Phòng thí nghiệm biển Plymouth, làm việc với các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Greenpeace, tìm kiếm các hạt tổng hợp (dài dưới 5mm) bao gồm vi hạt nhựa trong 102 con rùa biển ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Các hạt tổng hợp được tìm thấy trong tất cả các con rùa, những sợi phổ biến nhất, có khả năng đến từ các nguồn như quần áo, lốp xe, bộ lọc thuốc lá và các thiết bị hàng hải như dây thừng và lưới đánh cá.

Tác giả chính của nghiên cứu Tiến sĩ Emily Duncan, thuộc Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn tại Đại học Penryn Campus ở Cornwall, cho biết: “Tác dụng của những hạt này trên rùa là không rõ. Kích thước các hạt nhỏ có nghĩa là chúng có thể đi qua ruột mà không gây tắc nghẽn, như thường xảy ra với các mảnh nhựa lớn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc liệu vi hạt nhựa có thể ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước theo cách khó phát hiện hơn hay không. Ví dụ, chúng có thể mang chất gây ô nhiễm, vi khuẩn hoặc virus, hoặc chúng có thể ảnh hưởng đến con rùa ở mức tế bào hoặc dưới mức tế bào. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu thêm”.

Tổng cộng, hơn 800 hạt tổng hợp đã được tìm thấy trong 102 con rùa được nghiên cứu.

Nhưng các nhà nghiên cứu chỉ thử nghiệm một phần ruột của mỗi con rùa - vì vậy tổng số hạt được ước tính cao hơn khoảng 20 lần.

Các nhà nghiên cứu hiện không hiểu làm thế nào các hạt tổng hợp được rùa ăn vào, nhưng các nguồn có khả năng là nước biển và trầm tích bị ô nhiễm, và ăn qua con mồi hoặc thực vật.

Giáo sư Brendan Godley, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nói thêm: “Thật sự là một sự xấu hổ lớn khi mà nhiều hoặc thậm chí tất cả các con rùa biển trên thế giới hiện nay đã ăn phải vi hạt nhựa. Hiện tại, đây không phải là mối đe dọa chính đối với nhóm loài này nhưng nó là một dấu hiệu rõ ràng rằng chúng ta cần hành động để quản lý tốt hơn chất thải toàn cầu”.

Các cuộc khám nghiệm đã được thực hiện trên rùa sau khi chùng chết hoặc do mắc cạn hoặc do bị đánh bắt ngoài ý muốn.

Các địa điểm nghiên cứu là Bắc Carolina, Mỹ (Đại Tây Dương), Bắc đảo Síp (Địa Trung Hải) và Queensland, Úc (Thái Bình Dương).

Những con rùa có các hạt tổng hợp nhiều nhất là ở Địa Trung Hải - được cho là có tỷ lệ ô nhiễm cao hơn Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương - nhưng kích thước và phương pháp mẫu của nghiên cứu này không cho phép so sánh địa lý chi tiết.

Tiến sĩ Penelope Lindeque, thuộc Phòng thí nghiệm biển Plymouth, cho biết: “Trong khi nghiên cứu này đã thành công, chúng tôi không cảm thấy như một thành công vì đã tìm thấy vi hạt nhựa trong ruột của từng con rùa chúng tôi đã nghiên cứu. Từ nghiên cứu của chúng tôi trong những năm qua, chúng tôi đã tìm thấy vi hạt nhựa trong gần như tất cả các loài động vật biển chúng tôi đã xem xét, từ động vật phù du nhỏ tại cơ sở của mạng lưới thực phẩm biển đến ấu trùng cá, cá heo và bây giờ là rùa”.

“Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng rằng tất cả chúng ta cần phải giúp giảm lượng chất thải nhựa thải ra biển và duy trì các đại dương sạch sẽ và mang lại năng suất cho các thế hệ tương lai”.

Louise Edge, nhà vận động loại bỏ rác thải nhựa tại Greenpeace, cho biết: “Nghiên cứu quan trọng này cho thấy bề rộng của vấn đề ô nhiễm nhựa. Thói quen của xã hội chúng ta trong việc thải đồ nhựa đang thúc đẩy một cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu cần phải được giải quyết tại nguồn”.

HNN (Theo phys.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác