Kích thích tôm thẻ chân trắng sinh sản bằng cách tiêm hormon ức chế lột xác isoform II được sản xuất từ E. coli. (29-04-2020)
Hormon rMIH II có thể là một ứng cử viên đầy triển vọng trong việc kích thích tôm thẻ chân trắng L. vannamei sinh sản.
Tôm thẻ chân trắng bố mẹ
Tối ưu các chỉ số sinh sản ở tôm nuôi vẫn tiếp tục là thách thức đối với hầu hết ở các quốc gia. Mặc dù các neuropeptide ở giáp xác đã được nghiên cứu sâu trong hai thập kỷ qua, nhưng những chức năng của hầu hết các neuropeptide này vẫn còn giả định. Trong số chúng, hormon ức chế lột xác isoform II (MIH II) được xem có vai trò quan trong trong sinh noãn hoàng.
Các nhà nghiên cứu đã phân lập cDNA mã hóa peptide MIH II từ cuống mắt tôm thẻ chân trắng bằng kỹ thuật RT-PCR. cDNA đã được nhân bản vào vector biểu hiện vi khuẩn pET28a. MIH II tái tổ hợp thu được dưới dạng các thể vùi không tan và được lọc tinh khiết đến 88%. Hai liều rMIH II và một nhóm đối chứng âm tính đã được thử nghiệm in vivo. Các giai đoạn thành thục buồng trứng và sinh sản được ghi nhận trong suốt 72 giờ sau khi tiêm.
Kết quả cho thấy sự thành thục của buồng trứng xấp xỉ 9% và 33% ở các con cái được tiêm rMIH II với liều tương ứng 300 và 600 ng/gbw. Không phát hiện sự thành thục hoặc sinh sản ở nhóm đối chứng âm. Các con cái được tiêm với liều 600 ng/gbw cho thấy buồng trứng chúng ở giai đoạn tích lũy noãn hoàng III, IV và sinh sản.
Những kết quả sơ bộ này cho rằng hormon rMIH II có thể là một ứng cử viên đầy triển vọng trong việc kích thích sự sinh sản của tôm thẻ chân trắng L. vannamei.
Anh Vũ (JFD)