Binomo là gì? Đây là phiên bản giao dịch đơn giản sử dụng quyền chọn nhị phân ( Binary Option ) là dạng quyền dự đoán chiều hướng xem tài sản sẽ đắt lên hay rẻ đi trong khoảng thời gian nhất định. vietnam-millionaire.me Binomo là một công ty môi giới quyền chọn nhị phân châu Âu đã bắt đầu hoạt động vào năm 2014. Công ty môi giới này nằm ở Vương Quốc Anh.

תהליך של קבלת דרכון פורטוגלי אינו תהליך קל ופשוט ולבטח אין זה תהליך זול. http://portuguese-passport.online/passport.html פורטוגל מעולם לא הייתה קרובה יותר. יותר ויותר ישראלים מבצעים צעדים לקבלת דרכון פורטוגלי.

Сейчас действует такая акция – Бинариум дарит вам +100% денег на баланс при первом пополнении. Если Вы сделаете выбор в пользу брокера Binarium - свою выплату вы получите. Я уже проверил это на себе. О Binarium отзывы на каждом известном портале размещены десятками.бинариум отзывы сложнее не найти их, а отобрать те, которые заслуживают внимания. Первое, что было отмечено – большинство отзывов о брокере несут положительный характер.

Просто введите в поиск название товара, который хотите найти на AliExpress. алиэкспресс в рублях ведь все знают, что на али экспресс очень много одинаковых товаров, одни стоят дороже других. Алиэкспресс входит в группу компаний Alibaba Group, также владеющего таким популярными интернет-магазинами Китая.

Sơn La: Phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2024 (01-11-2023)

Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản. Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch số 250/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2024.
Sơn La: Phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2024
Ảnh minh họa

Mục đích Kế hoạch

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh trên động vật thủy sản phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, nhanh chóng bao vây, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên phạm vi hẹp, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người dân, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Một số yêu cầu

Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ, nhanh gọn, triệt để nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh; tập huấn, thông tin tuyên truyền để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, các hộ nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời huy động được sự vào cuộc của người dân; trong quá trình nuôi, các cơ sở nuôi trồng thủy sản được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; đẩy mạnh công tác kiểm dịch giống thuỷ sản. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh Thú y cho các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi tập trung.

05 biện pháp phòng dịch

Thứ nhất - Công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống để người dân nhận thức rõ, tự giác chấp hành lịch thời vụ thả giống, thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, các quy định phòng, chống dịch, chủ động khai báo khi có dịch xảy ra; hướng dẫn người nuôi thủy sản thực hiện tốt việc chăm sóc, vệ sinh, quản lý môi trường nuôi đảm bảo sự sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: không giấu dịch; không vứt xác thủy sản chết và xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không tự ý di chuyển thủy sản, lồng nuôi thủy sản bệnh sang các vùng nước khác; thực hiện công tác vệ sinh lồng, bè, các dụng cụ nuôi trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, quy trình thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, cơ sở sản xuất. Tuyên truyền các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản không nên tự ý mở rộng vùng nuôi ngoài vùng quy hoạch của tỉnh,..

Thứ hai - Tập huấn: Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ có chuyên ngành thú y tại các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các hộ nuôi thủy sản thực hiện các biện pháp cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi để phòng, chống dịch trước mỗi vụ nuôi, quy trình giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời và các biện pháp xử lý không để dịch lây lan trên diện rộng,..

Thứ ba - Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản: Giám sát bị động: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến các ao nuôi, báo cáo kịp thời các đối tượng thủy sản nuôi bị mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm phải lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả. Giám sát chủ động: Tổ chức giám sát dịch bệnh thủy sản đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các bản, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để kịp thời dập tắt, khống chế không để dịch bệnh lây lan.

Nâng cao trách nhiệm, năng lực giám sát tại cơ sở. Tăng cường hệ thống giám sát, khai báo, thông tin tại cơ sở nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả, đúng quy định. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, lấy mẫu thuỷ sản xét nghiệm phát hiện sớm các ổ dịch.

Thứ tư - Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản: Vùng nuôi cá lồng tập trung với thể tích từ 1.000 m3 trở lên. Quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nhưng tập trung cho đối tượng cá tầm, cá trắm cỏ, cá nheo, rô phi, lăng…được nuôi trong lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá lồng tới môi trường xung quanh, để cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất hiệu quả. Kiểm tra lấy mẫu các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường nuôi phục vụ công tác cảnh báo dịch bệnh thủy sản: pH, DO, NH3, NO2, COD; Fe...

Thứ năm - Vệ sinh phòng bệnh: Chủ cơ sở nuôi phải thực hiện các biện pháp sau: Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi trồng thủy sản; tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi; không thả mới hoặc thả bổ sung thủy sản trong thời gian công bố dịch; không thay nước ao, vứt xác thủy sản ra ngoài môi trường nuôi trong thời gian công bố dịch. Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm thủy sản mắc bệnh và áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời….

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng hướng dẫn cụ thể các nội dung trong công tác điều tra ổ dịch; các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch; kiểm dịch giống, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, thủy sản. Đồng thời, phân công, giao trách nhiệm cho các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố và các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản triển khai thực hiện Kế hoạch.

Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc

Tin khác