Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thúc đẩy tìm kiếm nguồn đầu tư vào nuôi trồng thủy sản bền vững (07-08-2020)

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (The Nature Conservancy- TNC) thông qua chiến lược nuôi trồng thủy sản bền vững và đang hợp tác với đơn vị đầu tư bảo tồn tìm kiếm nguồn và sử dụng 1 tỷ đô la vốn đầu tư cho bảo tồn vào năm 2021. Với chiến lược xác định một nhóm các công ty thương mại có tiềm năng để làm tăng đáng kể lợi ích và giảm tác hại môi trường trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thúc đẩy tìm kiếm nguồn đầu tư vào nuôi trồng thủy sản bền vững
Ảnh minh họa

TNC đang hợp tác với các nhà phát triển nuôi trồng thuỷ sản (Hatch Blue) trong nỗ lực xác định và đầu tư vào thế hệ tiếp theo của các trang trại nuôi trồng thủy sản bền vững.

TNC đặt mục tiêu trở thành tổ chức cung cấp thực phẩm và tài nguyên nước bền vững cho tất cả mọi người, mà không ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó, nuôi trồng thủy sản được đánh giá là hình thức sản xuất lương thực phát triển nhanh nhất trên thế giới, đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược cho chương trình bền vững lương thực của các cơ quan bảo tồn.

Mục tiêu cuối cùng của TNC đặt ra là quan tâm đến việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty có tiềm năng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành mang lại lợi ích cho con người và môi trường.

TNC thông qua chiến lược nuôi trồng thủy sản bền vững và đang hợp tác với đơn vị đầu tư bảo tồn tìm kiếm nguồn và sử dụng 1 tỷ đô la vốn đầu tư cho bảo tồn vào năm 2021.Với chiến lược xác định một nhóm các công ty thương mại có tiềm năng để làm tăng đáng kể lợi ích và giảm tác hại môi trường trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, TNC tìm cách xác định các công ty tìm kiếm đầu tư của khu vực tư nhân và thúc đẩy các mục tiêu bảo tồn của mình, chủ yếu trong hai lĩnh vực có cơ hội sau:

Đầu tư vào thế hệ tiếp theo của các trang trại bền vững và các nhà cung cấp hệ thống canh tác, theo đó, các công ty xây dựng hoặc phát triển các trang trại nuôi động vật có vỏ hoặc rong biển "phục hồi", nuôi trồng ngoài khơi (đại dương mở) hoặc hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên đất liền (RAS).

Đối với cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ, các công ty phát triển các công nghệ cho phép canh tác bền vững với môi trường và sinh lợi trong các danh mục trên, chẳng hạn như thức ăn thay thế, tự động hóa, sức khỏe động vật và di truyền học.

Những đổi mới ở hạ nguồn (ví dụ như chế biến và sản phẩm mới) đang được các công ty quan tâm trong lĩnh vực sản xuất chế biên rong biển /hai mảnh vỏ.

TNC quan tâm đến các cơ hội rủi ro cao hơn với tiềm năng đổi mới đột phá nhằm thúc đẩy sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững.

TNC đang hợp tác với Hatch Blue, một nền tảng mạo hiểm để đổi mới trong ngành nuôi trồng thủy sản, để thiết lập cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng. Hatch Blue sẽ thay mặt TNC tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng để đánh giá các yêu cầu về vốn, mức độ sẵn sàng đầu tư của họ và sự phù hợp với các tiêu chí đầu tư và bảo tồn của TNC.

Văn Thọ (Theo thefishsite.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác