Liên minh bao gồm nhóm các tổ chức Masyarakat dan Perikanan in Indonesia (MDPI – một tổ chức được thành lập năm 2013 nhằm mục đích định hướng các hoạt động nghề cá có trách nhiệm và bền vững vì phúc lợi của các cộng đồng ngư dân và tài nguyên thủy sản Indonesia), Yayasan Konservasi Alam Nusantara (YKAN – được xây dựng nhằm duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu của con người với tính bền vững của tự nhiên cho các thế hiện hiện tại và tương lai) cùng các tổ chức phi chính phủ (NGOs) khác như Marine Change, Fair Trade USA và Quỹ phi lợi nhuận International Pole & Line nhằm mục đích đảm bảo quản lý có trách nhiệm các nguồn tài nguyên biển của quốc gia và đổi lại, ngư dân có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên cá ngừ có trách nhiệm trong tương lai.
Liên minh cố gắng đóng vai trò như là một chất xúc tác cho sự thay đổi bằng cách làm việc với nhiều nhóm liên quan, từ chính phủ, cộng đồng, ngư dân đến các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và các tổ chức phi chính phủ quốc tế để giải quyết một số thách thức đang hiện hữu trong việc phát triển và triển khai các chiến lược khai thác ở Indonesia. Trong bộ máy tổ chức của liên minh có đại diện của các hiệp hội, ngành nghề khai thác khác nhau như lưới vây, câu tay. Sự góp mặt này sẽ mang đến đến những góc nhìn đa diện về một số vấn đề. Tuy nhiên, liên minh cũng cần phải đưa những sự đa dạng này vào việc xây dựng các chiến lược phù hợp với mọi đối tượng.
Liên minh cá ngừ hợp tác với chính phủ Indonesia nhằm xây dựng và triển khai Chiến lược khai thác cá ngừ nhiệt đới tại vùng biển quần đảo Indonesia, còn được gọi là Chiến lược thu hoạch IAW. Đối với Chiến lược này, Liên đoàn chủ yếu làm việc với các đối tác bên ngoài chuỗi cung ứng cá ngừ - những đối tượng mà ngành công nghiệp cá ngừ Indonesia ít có khả năng tác động tới để tạo ra sự thay đổi đáng kể. Theo Chiến lược này, Indonesia có kế hoạch giảm 10% tổng sản lượng đánh bắt so với mức sản lượng khai thác của năm 2021.
Tại Indonesia, hơn 90% ngư dân thuộc đối tượng quy mô nhỏ và phân tán rải rác trên khắp quần đảo rộng lớn. Do đó, các phương pháp tiếp cận truyền thống gần như không thể thực hiện được. Điểm mới trong Chiến lược là việc chính phủ và các nhà quản lý chấp nhận và áp dụng các biện pháp hỗ trợ quản lý nghề cá mới, phù hợp hơn để ngư dân có khả năng học tập, tiếp thu và áp dụng chúng. Nó tương tự như việc áp dụng các biện pháp quản lý cộng đồng hay đồng quản lý tại các nghề cá thủ công, truyền thống trên thế giới.
Động lực chính để ngư dân tham gia chính là áp lực từ chuỗi cung ứng hay yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm thủy sản bền vững. Tuy nhiên, Indonesia là quần đảo với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, do đó, nhiều ngư dân tại các đảo nhỏ, biệt lập có thể cảm thấy không thực sự có liên quan tới quy trình hay các nỗ lực của chính phủ. Bởi vậy, một số ngư dân ban đầu sẽ xuất hiện phản ứng miễn cưỡng khi tham gia vào quá trình.
Tại Indonesia, chính phủ không thu bất kỳ khoản thuế nào từ những người đánh cá quy mô nhỏ, đồng thời áp dụng các yêu cầu đăng ký và cấp phép đơn giản nhằm giảm gánh nặng hành chính cho ngư dân. Mặc dù tạo nhiều thuận lợi cho ngư dân, song việc thiếu doanh thu từ nghề cá có nghĩa là có ít nguồn lực để hỗ trợ ngư dân quy mô nhỏ cũng như kinh phí cho công tác quản lý của chính phủ. Thách thức này còn trầm trọng hơn do chi phí quản lý và thực thi nghề cá cao trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn lên tới 17.000 hòn đảo.
Trước đó, MDPI đã hỗ trợ cộng đồng khai thác cá ngừ vây vàng bằng cách hỗ trợ các thành viên và hộ gia đình trong cộng đồng phát triển kiến thức tài chính và các chương trình kinh doanh cũng như thành lập các hợp tác xã. Mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực này là tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc quản lý xã hội, môi trường và kinh tế mạnh mẽ đối với các nguồn lực cộng đồng, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi để ngư dân duy trì hoạt động kinh doanh lành mạnh, bền vững. Bằng cách tăng cường các kiến thức cần thiết, MDPI mong muốn hỗ trợ ngư dân quy mô nhỏ trở nên kiên cường hơn không chỉ trước những tác động của biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường mà còn cả trong kinh doanh và đàm phán.
 |
Nghề cá quy mô nhỏ thường phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ. Do đó, để các nghề cá này có giá trị về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa thì cần có sự hỗ trợ từ tất cả các chủ thể tư nhân, chính phủ và tất cả các bên liên quan vì tính phức tạp của nó. Mục tiêu cao nhất là nhằm tìm ra các biện pháp thích hợp giúp ngư dân quy mô nhỏ trở thành những tác nhân quan trọng trong hệ thống thủy sản toàn cầu.
Liên minh đang nỗ lực hỗ trợ việc thực hiện chiến lược thu hoạch tại 16 tỉnh tại Indonesia. Mỗi tỉnh có quyền tự chủ riêng trong việc quản lý ngư dân địa phương bởi họ là người hiểu rõ bối cảnh văn hóa cũng như quan điểm của các nhà lãnh đạo chính trị tại địa phương. Điều này sẽ giúp người dân và chính quyền địa phương có sự phối hợp và tham gia tích cực hơn vào Chiến lược. Đó là điểm khác biệt giữa việc xây dựng Chiến lược trên lý thuyết và áp dụng các biện pháp quản lý trên thực tế. Cùng với việc xây dựng ý chí chính trị và sự tham gia của ngư dân và cộng đồng, liên minh cũng đang nỗ lực hỗ trợ nghề cá có trách nhiệm hơn thông qua hoạt động giám sát trữ lượng cá, theo dõi tàu cá, phát triển công nghệ nhận dạng loài và thúc đẩy quản lý dựa trên quyền trong nghề cá ven bờ quy mô nhỏ.
Việc cải thiện quản lý trữ lượng luôn được các nhà quản lý hướng đến, song để đưa sản phẩm có trách nhiệm ra thị trường lại là một vấn đề khác. Nó cũng yêu cầu cần phải giải quyết tình trạng đói nghèo, cải thiện hiểu biết về tài chính trong cộng đồng và thúc đẩy các hoạt động xử lý và chế biến thủy sản hợp vệ sinh ngay từ đầu chuỗi cung ứng. Với việc chuyển sang giai đoạn triển khai chiến lược thu hoạch, liên minh đang tập trung nhiều hơn vào các vấn đề của thị trường. hiện đang chuyển sự chú ý của mình sang thị trường, trong đó có các hoạt động hỗ trợ các chương trình ghi chép đánh bắt điện tử hoặc truy xuất nguồn gốc hiện có để việc áp dụng chúng được dễ dàng hơn.
Cùng với các chiến lược phục vụ cho đáp ứng các yêu cầu của thị trường, những cuộc đối thoại giữa liên minh và ngư dân cũng như các bên liên quan vẫn tiếp tục được thực hiện. Mặc dù công việc chủ yếu hướng đến thị trường, nhưng cuộc đối thoại với ngư dân và các bên liên quan khác vẫn tiếp tục. Liên minh mong muốn xây dựng Chiến lược không chỉ là những quy định hay hành động buộc ngư dân phải tuân thủ mà đây còn là nơi để họ đưa ra ý kiến đóng góp vào quá trình thực hiện nhằm tạo hiệu quả cao nhất và lợi ích toàn diện nhất cho các bên tham gia.
Hương Trà (theo seafoodsource)