Xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của Brazil lên tới 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD trong ba tháng đầu tiên năm nay, theo dữ liệu được công bố bởi hiệp hội nuôi cá nước này (Peixe BR). Tăng 20% về số lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Kể từ năm 2020, khi Brazil bắt đầu giám sát thị trường một cách có hệ thống. Hàng năm, doanh thu của ngành này luôn đạt giá trị cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Theo dữ liệu công bố, trong số 8,73 triệu USD ngoại tệ thu được, 5,64 triệu USD đến từ philê cá rô phi tươi hoặc đông lạnh, có mức giá cao nhất trong kỳ với 7,57 USD/kg. Con số này cũng tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng tiếp theo sau cá rô phi tươi và philê đông lạnh là cá rô phi nguyên con đông lạnh, doanh số bán giảm 7% về khối lượng xuống còn 776 tấn nhưng tăng 8% về giá trị lên 1,87 triệu USD, theo dữ liệu. Xuất khẩu cá rô phi tươi nguyên con có mức tăng đáng chú ý là 208% và 236% đạt 63 tấn, trị giá 201.919 USD.
Hình 2: Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Brazil theo quý
|
Trong một phát biểu gần đây, Manoel Pedroza, nhà nghiên cứu tại Tập đoàn nghiên cứu nông nghiệp Brazil, Embrapa, cho rằng sự tăng trưởng trong xuất khẩu là do tăng sản lượng và chuyên nghiệp hóa chuỗi nuôi trồng thủy sản.
Cá rô phi đã nổi lên như một hiện tượng của nghề nuôi cá Brazil trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2024, tổng cộng chiếm 95% tổng lượng cá xuất khẩu và tạo ra 8,31 triệu USD doanh số. Sau cá rô phi là cá da trơn và cá curimata, mỗi loại đóng góp 2% vào xuất khẩu với doanh thu lần lượt là 91 tấn trị giá 134.137 USD và 19 tấn trị giá 59.913 USD.
"Xuất khẩu các loại cá nuôi khác, đặc biệt là cá heo sọc (Colossoma macropomum), hay cá pacu đen, đang ngày càng gia tăng, khi các tổ chức và công ty trong chuỗi sản xuất cá heo sọc thực hiện các hành động để mở cửa thị trường nước ngoài như Mỹ. Nhờ đó có thể dẫn đến tăng xuất khẩu ở thị trường này trong những tháng tới của năm 2024," Pedroza nói.
Hình 3: Xuất khẩu các sản phẩm cá rô phi Brazil theo quý
|
Xét về mặt phân phối theo quốc gia, xuất khẩu sang Mỹ đạt 7,77 triệu USD, chiếm tỷ trọng đáng kể với 89%. Trung Quốc, Nhật Bản, Colombia và Canada mỗi nước chiếm 2% thị phần, cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa thị trường chính với các thị trường còn lại.
Pedroza kết luận: “Sự củng cố vị trí dẫn đầu của cá rô phi, cùng với tầm quan trọng của thị trường Mỹ là điểm đến chính và sự tăng trưởng trong các lô hàng philê cá rô phi tươi, là những đặc điểm nổi bật được ghi nhận trong giai đoạn này”.
Hải Đăng