Điểm tin sản xuất - tiêu thụ thủy sản tuần từ ngày 24 – 28 tháng 6 năm 2013 (05-07-2013)

     

 

Tin thiệt hại của bão số 2

      Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và qua tổng hợp ban đầu từ các địa phương, bão số 2 đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương ven biển miền Bắc là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại 5 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 2 đã có gần 3.000ha nuôi trồng thủy sản; 100 lều trông ao nuôi tôm; 3 tỷ con ngao giống và một số giống thủy sản khác bị thiệt hại.

      Tin khai thác thủy sản

      Sớm chứng nhận sản phẩm cá ngừ vằn đạt chuẩn: Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản chỉ đạo các Chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu. Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải sớm tập hợp số liệu chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản; chỉ đạo các chi cục địa phương hạn chế khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản. Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường EU, Mỹ và Australia... phải được tổ chức EII cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe”. Hiện nay, trên thế giới có 300 doanh nghiệp có tên trong danh sách được cấp dấu nói trên, riêng Việt Nam có 15 doanh nghiệp.

      Tin Nuôi trồng thủy sản

      Cơ hội nuôi tôm đã đến: Tôm xuất khẩu được giá và có nhiều triển vọng trong những tháng cuối năm; hội chứng tôm chết sớm đã cơ bản được khống chế. Trong khi đó, lượng tôm nguyên liệu trong nước lại đang thiếu hụt, vì vậy nửa cuối năm nay sẽ là cơ hội lớn nếu người nuôi tôm biết nắm bắt. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, giá tôm nguyên liệu trong tỉnh đã tăng lên đáng kể 120.000-130.000đ/kg đối với tôm chân trắng cỡ 60-70 con/kg, tôm sú cỡ 20 con/kg có giá dao động từ 240-250.000đ/kg (tăng 30.000 đồng so với tuần trước đó). Dự báo từ nay đến hết quý III, giá tôm nguyên liệu trong nươc vẫn sẽ duy trì ở mức cao. Trong khi dịch bệnh trên tôm ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát thì các nước như Thái Lan, Trung Quốc hiện đang bắt đầu đối mặt với dịch bệnh. Chính vì vậy, nếu kiểm soát tốt, việc tiêu thụ tôm trên thị trường quốc tế của Việt Nam sẽ thuận lợi do không phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ.

      Trong khi tại nhiều vùng nuôi tôm ở miền Trung bị thất bát nghiêm trọng do dịch bệnh bùng phát, thời tiết bất lợi thì tại Đà Nẵng, trong vụ tôm Đông Xuân năm nay (vụ 1) người nuôi tôm Đà Nẵng trúng đậm do được mùa, được giá. Với phương pháp hỏi - đáp, học kết hợp thực hành tại ao nuôi mẫu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giảng dạy dựa trên kiến thức của học viên…, bà con đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và đã mang lại những hiệu quả rõ rệt.

      Sò huyết trúng mùa được giá tại Kiên Giang: trong tuần, giá bán sò loại 100 - 110 con/kg tại bãi nuôi trên dưới 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua sò huyết thương phẩm cung cấp cho những thị trường lớn trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu. Theo các ngư dân nuôi sò huyết, sau 8 - 12 tháng thả nuôi, sò cho thu hoạch. Vụ nuôi sò năm nay thời tiết, môi trường, nguồn nước khá thuận lợi, con giống tự nhiên xuất hiện nhiều nên giảm đáng kể chi phí mua sò giống thả bổ sung.

      Cá bớp rớt giá, người nuôi tại Khánh Hòa lao đao: sau Tết Nguyên đán giá cá bớp tại Khánh Họa hạ xuống dưới 100.000 đồng/kg (bình thường 120.000 đồng). Nghịch lý là tuy giá cá hạ nhưng giá mồi vẫn tăng, hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg, khiến việc nuôi cá ngày càng khó khăn.

      Tin xuất khẩu thủy sản

      Trung Đông – Thị trường xuất khẩu tiềm năng của mặt hàng cá traNhững năm gần đây, Trung Đông nổi lên như một thị trường mới đầy tiềm năng đối với sản phẩm thủy sản. Khu vực Trung Đông gồm 6 quốc gia với diện tích trên 7 triệu km, dân trên 380 triệu người. Đây là thị trường có sức mua lớn và nhu cầu cao về nhập khẩu hàng hóa, với nhiều mặt hàng nằm trong dán sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do điều kiện tự nhiên, hầu hết các nước Trung Đông không sản xuất được các mặt hàng nông nghiệp, trong đó có thủy sản. Chính vì vậy, khu vực này có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ hộp, cá sacdin, cá thu hộp và cá khô. Hàng Thủy sản Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng bước đầu đã có ưu thế và uy tín đối với người tiêu dùng tại Trung Đông. Xuất khẩu thủy sản của nhiều nước vào khu vực này đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

     FICen ( Tổng hợp từ nguồn cộng tác viên)

Ý kiến bạn đọc