Báo cáo tình hình sản xuất - tiêu thụ thủy sản tháng 5 năm 2015 (14-07-2015)

 I. Tình hình chung

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2015 tăng 0,16% so với tháng trước, chủ yếu do tác động từ đợt điều chỉnh giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3/2015 theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ Công Thương (tác động đến CPI chung khoảng 0,11%) và đợt tăng giá xăng dầu ngày 05/5/2015 (tác động đến CPI chung khoảng 0,08%). Lương thực thực phẩm nằm trong nhóm hàng có chỉ số giá (lương thực giảm 0,46% và thực phẩm giảm 0,29%), tác động làm CPI chung giảm 0,11%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2015 tăng 0,2% so với tháng 12/2014 và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm tăng 0,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng, thiên tai xảy ra trong tháng 5/2015 đã làm 7 người chết và mất tích; 13 người bị thương; hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, sạt lở, ngập nước; 3,2 nghìn ha lúa và 1,1 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng ước tính khoảng 93 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, thiên tai đã làm 10 người chết và mất tích; 16 người bị thương; gần 3,7 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, sạt lở, ngập nước; 11 nghìn ha lúa và 3,6 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 5 tháng đầu năm ước tính khoảng 364 tỷ đồng.

Trên địa bàn cả nước trong tháng đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm làm 824 người bị ngộ độ. Tính từ đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 1898 người bị ngộ độc, 10 trường hợp tử vong.

 

II. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thủy sản trong tháng

 

Tháng 5 là thời điểm khai thác chính vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển, sản lượng khai thác trong tháng tăng. Tuy nhiên, tai một số địa phương, chi phí giá nhiên liệu tăng, giá bán một số sản phẩm giảm cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động khai thác và đời sống của ngư dân, nhất là đối với khai thác cá ngừ đại dương. Qua 08 tháng triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã có 22 tỉnh, thành phố (trong tổng số 28 địa phương thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP) phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu cá. Số tàu đăng ký đóng mới là 602 chiếc có công suất từ 400 CV trở lên. Tuy nhiên, các địa phương, ngư dân còn lúng túng về trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định dự án đóng tàu cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2015 ước đạt 257 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khai thác biển đạt 242 nghìn tấn, tăng 3,4%; khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn, tương đương mức đạt được cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.203,5 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1.138,5 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ; khai thác nội địa đạt 65 nghìn tấn, bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đến ngành nuôi tôm.Dịch bệnh về tôm trong kì này diễn biến phức tạp hơn so với cùng thời điểm năm 2014, diện tích bị bệnh có chiều hướng gia tăng khi thời điểm nắng nóng mạnh diễn ra. Tình hình sản xuất cá tra vẫn có xu hướng duy trì ổn định so với năm 2014, tuy nhiên vấn đề tiêu thụ của mặt hàng này trong kì không được khả quan so với năm ngoái.

Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 367 nghìn tấn, bằng 102,2 % so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, sau 5 tháng, sản lượng nuôi trồng cả nước ước đạt 1.220 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

Ước trong tháng 5/2015, xuất khẩu thủy sản đạt 524 triệu USD, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, giá trị xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm ước đạt 2.418 tỷ  USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014. Điểm đáng chú ý là giá trị xuất khẩu trong tháng 5 đã giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30,13%). Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,31%. Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường là Thái Lan (tăng 13,52%), Hà Lan (tăng 0,21%).        

Hình 1: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/1015 và tháng 5/2014

 

5.1.jpg

 

Bảng 1: Một số chỉ tiêu sản xuất chủ yếu tháng 5/2015 

 

                                            Đơn vị tính: 1.000 tấn

TT

Chỉ tiêu

ĐV tính

KH năm

Chính thức năm 2014

Ước thực hiện 2015

So sánh 2015/2014

Tháng 5

5 tháng

Tháng 5

5 tháng

Tháng báo cáo (ước tính)

Lũy kế (từ đầu năm)

I

Tổng SL  thủy sản

1.000 tấn

6,650

608,4

2.352,4

624

2.423,5

102,6

103,0

1

Sản lượng khai thác

1.000 tấn

2,700

249

1155

257

1.203,5

103,1

104,2

 

SL khai thác hải sản

1.000 tấn

2,500

234

1089

242

1.138,5

103,4

104,5

 

SL khai thác nội địa

1.000 tấn

200

15

66

15

65

100,0

98,5

2

Sản lượng nuôi trồng

1.000 tấn

3,950

359,4

1.197,4

367

1.220,0

102,2

101,9

 

- Cá tra

1.000 tấn

1.200

 

 

 

346,6

 

 

 

- Tôm sú

1.000 tấn

190

 

 

 

29,2

 

 

 

- Tôm thẻ

1.000 tấn

340

 

 

 

28,8

 

 

 

 

  1.   Chỉ tiêu kế hoạch báo cáo tại cuộc họp ngày 26/12/2014; số liệu Khai thác năm 2015 tham khảo từ nguồn báo cáo của Vụ Khai thác

 

 

III. Tình hình sản xuất một số mặt hàng chủ lực

Mặt hàng tôm 

 

Ngành nuôi tôm đang gặp khó khăn do giá tôm trên thế giới giảm mạnh so với năm trước trong khi chi phí đầu vào như điện, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm có xu hướng tăng lên khiến. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch cao giữa ngày và đêm làm cho dịch bệnh diễn biến phức tạp. Diễn biến thời tiết bất lợi cùng với bất ổn về giá khiến người nuôi e ngại thả nuôi tôm vụ 2. Diện tích thả nuôi tôm ước đạt 539.414 ha (bằng 96,7% so với cùng kỳ), trong đó tôm sú là 518.276 ha, tôm chân trắng là 21.138 ha. Sản lượng thu hoạch ước đạt 58.111 tấn, trong đó 29.232 tấn tôm sú, 28.879 tấn tôm chân trắng.  

Hình 2: Diện tích, sản lượng tôm nước lợ 5 tháng đầu năm 

5.2.jpg

 Nguồn: TTTTTS tổng hợp phân tích

Mặc dù diện tích và sản lượng trong kì của mặt hàng tôm năm nay đều giảm so với năm 2014 nhưng năng suất tôm vẫn tăng. So sánh tương quan giữa tốc độ giảm của sản lượng và tốc độ giảm diện tích số liệu cùng kỳ 3 năm 2013, 2014 và 2015 cho thấy hiệu quả ngành nuôi tôm đang trong xu hướng tăng. Diện tích nuôi tôm năm 2014 tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên, mức tăng sản lượng thấp hơn nhiều so với mức tăng diện tích. Trong khi đó, năm 2015 mặc dù diện tích có mức độ sụt giảm đáng kể, nhưng sản lượng không vì thế mà tuột dốc. Sản lượng trong năm 2015 chỉ giảm 0,03% so với mức độ giảm diện tích là 0,5%.

Do sản lượng tôm nuôi ở một số nước như Thái Lan đang vào vụ; các nước này lại không có điều kiện dự trữ tôm nguyên liệu nên giá tôm thế giới đã giảm thấp. Giá tôm nguyên liệu từ đầu năm có xu hướng sụt giảm, thời điểm đầu tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm và giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, đến tháng 5, giá tôm đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Tại Cà Mau –địa phương sản xuất tôm lớn nhất của cả nước, dầu tháng , các mặt hàng tôm sú đều bị rớt giá từ 5.000 - 10.000 đ/kg các loại, trong khi đó tình hình giá tôm thẻ chân trắng có chút phục hồi khi giá tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đ/kg các loại so với giá trong tuần trước. Tới thời điểm giữa tháng 5, tình hình có vẻ khả quan hơn khi giá tôm sú không bị sụt giảm mà được giữ ổn định so với thời điểm đầu tháng, cùng với đó, một số loại tôm thẻ chân trắng được tăng nhẹ từ 1.000 - 2000 đ/kg và một số loại giá được giữ ổn định. Cuối tháng, giá tôm sú và tôm thẻ liên tục tăng, tuy mức không lớn nhưng đem lại hy vọng cho người nuôi tôm. 

Hình 3: Diễn biến giá tôm tháng 4/2015 và tháng 5/2015 

5.3.jpg

 Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản tổng hợp

Giá tôm trong thời điểm đầu và giữa tháng 5 đang có xu hướng phục hồi, tuy nhiên so với thời điểm trước đó thì giá vẫn không được như người dân mong đợi. Nhiều hộ nuôi tôm ở các vùng ven biển ĐBSCL đang gặp khó khăn khi giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện tại vẫn tương đối thấp kể từ đầu năm tới nay.  

Mặt hàng cá tra 

Diện tích hiện nuôi trong 5 tháng ước đạt 2.999 ha (bằng 100,1% so với cùng kỳ), sản lượng thu hoạch ước đạt 346.636 tấn (bằng 101,9% so với cùng kỳ). Diện tích cá tra sự gia tăng liên tiếp trong giai đoạn 2012 đến 2014 và có xu hướng ổn định từ 2014 đến nay.

Hình 4: Diện tích, sản lượng cá tra 5 tháng đầu năm

5.4.jpg

 Hiệu quả thâm canh trong nuôi cá tra hiện không cao như những năm 2012, 2013. Nguyên nhân do người dân không còn thả mật độ dày như những năm trước để hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, do các thị trường nhập khẩu cũng còn tồn tại nhiều khó khăn chưa giải quyết được, người dân cũng hạn chế thả nuôi.   

Bảng 2: Diện tích, sản lượng cá tra 5 tháng đầu năm theo tỉnh 

TT

Địa phương

Tháng 5/2014

tháng 5/2015

So sánh (%)

Diện tích lũy kế

Sản lượng (Tấn)

Diện tích lũy kế

Sản lượng (Tấn)

Diện tích

sản lượng

 

Tổng

2.997

340.227

2.999

346.636

100,1

101,9

1

An Giang

312

36.236

240

74.000

130

48,97

2

Bến Tre

440

82.636

352

46.000

125

179,6

3

Cần Thơ

674

40.172

660

40.694

102,1

29,38

4

Đồng Tháp

1334

139.813

1480

136.749

90,14

2109

5

Hậu Giang

87

8.612

71

6.630

122,5

26913

6

Kiên Giang

6

65

2

32

300

1,238

7

Sóc Trăng

25

50

29,5

5.250

84,75

0,625

8

Tiền Giang

48

12.548

38

8.000

126,3

1352

9

Trà Vinh

2

 

6

928

 

 

10

Vĩnh long

69

20095

120

28353

57,5

 

 

Nguồn: Phần mềm dữ liệu quản lý cá tra

 

Mặt hàng cá ngừ

 

Mặt hàng cá ngừ đại dương 

 

Tháng 5/2015, đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương. Mặc dù, sản lượng khai thác tăng cao hơn so với cùng kỳ, nhưng khai thác cá ngừ đại dương gặp khó khăn do chi phí tăng cao và giá cá ngừ đại dương giảm mạnh làm cho ngư dân khai thác cá ngừ đại dương bị lỗ hoặc chỉ đủ chi phí để bù cho mỗi chuyến ra khơi. Giá cá ngừ đại dương được đánh bắt bằng phương pháp câu vàng đã giảm còn 120.000- 130.000đ/kg (loại>30 con/kg), giá cá ngừ câu tay giảm xuống còn 90.000 -95.000 đồng/kg. Trong bối cảnh đó một số hộ dân đã chuyển sang làm nghề lưới chuồn hoặc vừa câu cá ngừ đại dương, vừa lưới chuồn vì cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương đặt ra yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm cá ngừ tươi sống, đông lạnh (HS03) mà sản phẩm của ta không đáp ứng được yêu cầu nên sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng này hiện đang giảm mạnh. Do những chuyến đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân còn quá dài, công đoạn bảo quản còn sơ sài, do đó không đảm bảo được yêu cầu của thị trường, sức mua của các doanh nghiệp hiện đang giảm. Ngoài ra, do giá nhiên liệu, các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng, phí chuyến biển tăng cao hơn trước nên hiệu quả đi biển giảm đáng kể.

Ước tính sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa trong thang 5/2015 đạt 1.637 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó Bình Định ước đạt 812 tấn tăng 15,1% so với cùng kỳ; Tại Phú Yên, mặc dù sản lượng tăng so với cùng kỳ nhưng sản lượng đạt thấp, chỉ đạt 300 tấn, tăng 122%;  Khánh Hòa đạt 525 tấn,tăng 2,5% so với cùng kỳ.

Như vây, lũy kế 5 tháng đầu năm 2015, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh ước đạt 8.969 tấn, tăng 7,5%. Trong đó, Bình Định ước đạt 4.167 tấn, tăng 3,9%; Phú Yên ước đạt 3.100 tấn, tăng 12,5%; Khánh Hòa ước đạt 1.702 tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Theo thông tin của địa phương, nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo các chủ tàu, so với chuyến biển câu cá ngừ đại dương kéo dài 1 tháng với chi phí hàng trăm triệu đồng, thì hành nghề lưới chuồn chỉ khoảng 20 ngày, nhờ vậy chi phí cho mỗi chuyến biển chỉ từ 60 đến 70 triệu đồng. Mặt khác, ngư trường hành nghề lưới chuồn rộng, cá chuồn dồi dào và giá cá ổn định ở mức từ 17.000 đến 20.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế mang lại cao. Tại Phú Yên, hiện có khoảng 2/3 trong khoảng 650 tàu cá của ngư dân trong tỉnh đã chuyển sang hành nghề lưới chuồn hoặc vừa hành nghề lưới chuồn vừa câu cá ngừ đại dương. 

Bảng 3: Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 

TT

Tỉnh

ĐVT

Năm 2014

Ước năm 2015

So sánh cùng kỳ (%)

 

Tháng 5

Lũy kế

5 tháng

Ước tháng 5

Lũy kế        5 tháng

Tháng 5

Lũy kế 5 tháng

 
 

1

Bình Định

Tấn

705

4.007

812

4.167

115,1

103,9

 

2

Phú Yên

Tấn

135

2.755

300

3.100

222,2

112,5

 

3

Khánh Hòa

Tấn

512

1.581

525

1.702

102,5

107,6

 

 

Tổng cộng

Tấn

1.352

8.343

1.637

8.969

121,1

107,5

 

 

Nguồn: Số liệu báo cáo của các Chi cục KT&BVNLTS Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

Hình 5: Sản lượng khai thác cá ngừ 5 tháng đầu năm 2015 và cùng kỳ 

5.5.jpg

 

         Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản tổng hợp

 

IV. Dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ thủy sản 

 

Dự báo xuất khẩu thủy sản hồi phục sau điều chỉnh tỷ giáĐể chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD. Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD. Ước tính, từ đầu năm tới nay, đồng Yên đã giảm 15-20%, đồng EUR cũng giảm sâu tới 20% so với USD. Điều này dẫn tới nhu cầu NK của 2 thị trường lớn thứ 2 và 3 thủy sản Việt Nam là: EU và Nhật Bản giảm mạnh.

Một số DN xuất khẩu thủy sản cho rằng, việc nới lỏng tỷ giá vừa qua của NHNN phần nào giảm căng thẳng về mức độ ổn định sẽ gây bất lợi cho hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu. Theo đó, trong thời gian tới, khi tình hình xuất khẩu khả quan hơn sẽ tác động ngược lại theo hướng tích cực vào giá thủy sản nguyên liệu. Nếu thị trường xuất khẩutốt hơn, tiêu thụ tăng hơn trong quý II và III/2015, giá nguyên liệu tôm, cá tra trong nước sẽ tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay khi nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được sản xuất, các doanh nghiệp nguyên liệu lại không có lợi.

Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam

Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Việt Nam hiện đang đứng hàng đầu thế giới về giá trị XK tôm với 96 thị trường. 6 Trong đó, Mỹ (27%), EU (27%), Nhật (19%) là những thị trường trọng điểm. Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và được xem như là ưu điểm của ngành tôm Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu tôm tăng đều đặn trong 10 năm qua đặc biệt là năm 2014 tăng nhanh do giá tôm tăng, trừ năm 2012 giảm do dịch bệnh EMS. Mới đây (ngày 5/5), FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa được ký kết, mở ra được thị trường tiềm năng. Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU được kỳ vọng sớm được ký kết và tạo ra động lực lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường EU. Bên cạnh đó còn có một lợi thế không nhỏ do công nghệ chế biến, trình độ nhân lực Việt Nam về tôm hơn hẳn so với các quốc gia sản xuất tôm trên thế giới. Việt Nam có 12 DN được chứng nhận thưc̣ hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP), đây là một tiêu chí cao nhất của BAP. Việt Nam cũng là nước có số DN lớn nhất trên thế giới đạt tiêu chuẩn này (Thái Lan có 7 DN, Trung Quốc và Ấn Độ có 2 DN...).  

Dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại vào quý III 

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, tình trạng tôm giảm giá phần lớn là do những biến động cung cầu của thị trường tôm thế giới và sự biến động về tỷ giá đồng Dolar Mỹ trong thời gian qua. Từ nguyên nhân này, mặt hàng tôm liên tục rớt giá khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn đành treo ao chờ giá. Dự báo quý III hàng năm là thời điểm các nước nhập khẩu trữ hàng cho tiêu dùng những tháng cuối năm… Tỷ giá Dolar so với đồng tiền của các nước sẽ dần ổn định theo mặt bằng giá mới và vào dịp này lượng cầu sẽ tăng do tình hình dịch bệnh trên tôm tại các nước sản xuất tôm nguyên liệu trong khu vực vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Do vậy, giá tôm có thể sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên, mức tăng này sẽ không cao bằng mức giá tốt nhất của thời điểm năm 2013 năm 2014. Bà con cần chủ động việc thả nuôi tôm để đến giữa cuối quý III sẽ cho thu hoạch vào đúng thời điểm giá tôm tăng. Tôm sú cỡ lớn luôn có thế mạnh về giá. Chính vì vậy, để tăng lợi nhuận, bà con cần tập trung thả nuôi tôm sú và hạn chế thu hoạch tôm cỡ nhỏ vào thời điểm này. 

Mặt hàng tôm, mực vào Hàn Quốc sẽ tăng  

 Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, mặt hàng tôm và mực, bạch tuộc của Việt Nam vào Hàn Quốc tới đây sẽ tăng rất mạnh nhờ Hiệp định Thương mại tự do VN-Hàn Quốc (VKFTA) vừa ký kết. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc cam kết tự do hóa cho 97,2% tổng giá trị hàng nhập từ Việt Nam. Hiện Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất tôm tại Hàn Quốc, chiếm gần 46% tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Theo VKFTA vừa ký, Hàn Quốc cam kết sẽ miễn thuế mặt hàng tôm của Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên mức 15.000 tấn/năm. Cam kết còn giảm thiểu các hàng rào phi thuế, các yêu cầu về kỹ thuật 

Xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn  

Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản, tình hình xuất khẩu cá tra trong năm 2015 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do việc tăng cường kiểm tra kiểm soát của các thị trường cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu của một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước cũng gặp khó khăn nhất định đã tác động tiêu cực đến sản xuất và chế biến cá tra. Theo nhận định, cá tra nguyên liệu, sản lượng cá tra nhìn chung khó thể tăng nhiều trong thời gian tới khi chính sách bảo hộ cá da trơn các nước không thay đổi.

Dự báo giá trị xuất khẩu cá ngừ giảm 5%

Dự báo giá trị xuất khẩu cá ngừ trong năm 2015 sẽ giảm 5%, khiến giá trị xuất khẩu dự kiến trong quý 2 chỉ đạt 123 triệu USD do giá cá ngừ thế giới giảm xuống dưới 1.000 USD/tấn, sản lượng thế giới tăng và đồng Euro, Yên Nhật mất giá so với đồng USD. Nhu cầu giảm tại các thị trường chủ yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cá ngừ quay đầu đi xuống trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn cung cá ngừ thô không ổn định. Theo các chuyên gia, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sẽ giảm do vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sẽ phục hồi trong khi áp lực thuế đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn tương đối cao, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu chính như Nhật, Mỹ, EU. Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khoảng 50% cá ngừ thô nhập khẩu với mức thuế hiện tại vào khoảng 10 – 24%, trong khi mức thuế xuất khẩu cá ngừ thô là 0% tại một số quốc gia. Mức thuế nhìn chung đã đánh tụt lợi thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. 

TRUNG TÂM THÔNG TIN THỦY SẢN

Ý kiến bạn đọc