Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống và sản lượng của tôm sú (21-01-2014)

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trên khắp thế giới thường xuyên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do vi rút, hay vi khuẩn gây ra, gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Các vi khuẩn mang mầm bệnh thường là vi rút, vi khuẩn, tảo, nấm và ký sinh trùng. Để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, các loại thuốc kháng sinh và các chất hóa học đã được sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng các chất này thường tạo ra sự kháng thuốc, tồn dư các chất hóa học độc hại trong môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy, chế phẩm sinh học đã được sử dụng như là phương pháp thay thế hiệu quả trong việc phòng và trị bệnh trên tôm.
Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống và sản lượng của tôm sú

             Để chứng minh hiệu quả của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú, một nghiên cứu đã được tiến hành ở trang trại nuôi thủy sản Mahalkshmi ở Thirunagari, bờ biển phía Đông Nam Ấn Độ. Sáu ao nuôi được lựa chọn để tiến hành thử nghiệm và mỗi ao có diện tích là 1.2 ha. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các ao nuôi được chia thành hai nhóm: ba ao được xử lý bằng chế phẩm sinh học và ba ao không được xử lý chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học được áp dụng trong nghiên cứu là dòng Silver-Ps.

Giống tôm sú khỏe mạnh được mua từ các trại sản xuất giống thương mại và được thả với mật độ 8.3 m-2. Trước khi thả, giống được làm cho thích hợp với các điều kiện môi trường ao nuôi. Các túi giống được thả nổi trên mặt nước trong mỗi ao trong vòng 30 phút để điều chỉnh nhiệt độ. Sau đó, các túi này được mở ra và nước trong ao từ từ thấm vào túi trong vòng 60 phút để thích nghi với nước trong ao nuôi. Tiếp đến, các túi được kéo ra các vị trí khác nhau trong ao và giống được thả ra một cách chậm rãi.

            Tôm được nuôi bằng thức ăn CP. Thời gian cho ăn dựa trên biểu đồ thức ăn của công ty thức ăn. Trong 25 ngày đầu tiên, thức ăn được thả xuống ngẫu nhiên. Sau đó lượng thức ăn dần được điều chỉnh dựa trên việc theo dõi các khay thức ăn. Bốn khay thức ăn được đặt xuống mỗi ao để theo dõi sức khỏe của tôm và lượng thức ăn tiêu thụ. Khẩu phần thức ăn được chia thành 4 lần/ngày: 25% vào buổi sáng (6h sáng); 20% vào buổi trưa (11h); 30% vào buổi chiều (6h) và 25% vào buổi đem (10h). Thức ăn được thả xuống ao bằng dây và sử dụng các phap. Trong 30 ngày đầu tiên, không có sự trao đổi nước trong các ao. Trong những ngày tiếp theo, nước được trao đổi đều đặn hàng tuần.

              Ba ao được xử lý bằng chế phẩm sinh học loại Silver-Ps và ba ao còn lại không được xử lý với chế phẩm sinh học. Lượng chế phẩm sinh học được dùng trong xử lý ao như bảng 1. Chế phẩm sinh học được thả xuống các ao nuôi vào các buổi sáng.

Ngày nuôi

Ao tự dưỡng(L ha-1)

Ao được xử lý

chế phẩm sinh học(L ha-1)

15

0

10

30

0

10

45

0

10

60

0

5

75

0

5

90

0

5

95

0

7

100

0

7

105

0

7

109

0

7

 

Mẫu được thu trong các ao 2 tuần/lần vào buổi sáng sớm bằng lưới. Tôm thu được trong mỗi mẻ lưới đều được cân. Sức khỏe, tỷ lệ sống và trọng lượng trung bình của tôm đều được tính toán. Các chỉ số nước của hai nhóm ao nuôi cũng được theo dõi đều đặn.

Vào cuối giai đoạn nuôi (109 ngày), tôm trong cả hai loại ao được thu hoạch. Lưới có chiều rộng là 1m và chiều dài 4m, vừa với kênh thoát nước, mắt lưới là 20 được dùng để thu hoạch tôm. Mức nước trong ao nuôi được giảm từ 2m xuống còn 60cm và sau đó, kênh thoát nước được mở và tôm được thu hoạch. Phương pháp t-test được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu được trong quá trình thử nghiệm.

Kết quả

Các chỉ số về chất lượng nước được trình bày ở bảng 2. Chất lượng nước tốt nhất được ghi nhận ở ngày nuôi thứ 6 (48 ppt). Tuy nhiên, chất lượng nước thấp nhất ở ngày nuôi cuối cùng (16 ppt). Chất lượng nước trong hai nhóm ao khác nhau không đáng kể. Độ pH là kiềm trong suốt giai đoạn nuôi và không có sự khác biệt giữa hai nhóm ao. Nồng độ ô xi hòa tan trong hai nhóm ao dao động trong khoảng 3.8-4.9ppm. Nhiệt độ giữa hai nhóm ao nuôi  thay đổi trong khoảng 23-33 °C. Mức độ thấy rõ (độ trong) của các ao được xử lý bằng chế phẩm sinh học là 25-44 cm, trong khi độ thấy rõ trong các ao còn lại là 33-38 cm.

Trọng lượng trung bình tôm trong các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học cao hơn đáng kể so với ao nuôi thông thường. Trọng lượng tôm tăng khi thời gian nuôi tăng và mức độ tăng trưởng của tôm trong ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học cao hơn so với ao nuôi thông thường.

Tổng sản lượng tôm trong các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học là 956,700 kg, cao hơn đáng kể so với sản lượng tôm trong các ao nuôi thông thường là 593,900 kg. Tỷ lệ sống cao nhất trong các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học là 89,2%, cao hơn so với tỷ lệ sống trong các ao nuôi thông thường là 65,9%. Các con số thống kê trong hai nhóm ao nuôi cũng khác nhau đáng kể. Lượng thức ăn được tiêu thụ trong các ao được xử lý bằng chế phẩm sinh học là 1.152 kg trong khi lượng thức ăn tiêu thụ trong các ao nuôi thông thường là 833 kg. Hệ số thức ăn trong các ao nuôi có xử lý chế phẩm sinh học là 1:1.2, thấp hơn so với hệ số thức ăn trong các ao nuôi thông thường là 1:1.4.

Thảo luận

Nghiên cứu này được tiến hành để khẳng định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Silver-Ps lên trọng lượng trung bình, tổng sản lượng, tỷ lệ sống của tôm sú và chỉ số chất lượng nước trong các ao nuôi. Các chỉ số chất lượng nước quan trọng được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu bao gồm độ mặn, pH, ô xi hòa tan và nhiệt độ.

Chất lượng nước trong quá trình nuôi sẽ bị giảm do việc tích tụ các chất thải trong quá trình trao đổi chất của các sinh vật, sự phân hủy của thức ăn dư thừa và các chất chất hữu cơ. Nhìn chúng, các loại sinh vật ở trong tình trạng cân bằng giữa các vi sinh vật gây bệnh và môi trường. Sự thay đổi trạng thái cân bằng này do chất lượng nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các sinh vật như dễ nhiễm bệnh và khả năng tăng trưởng giảm. Việc lặp lại tình trạng cân bằng là rất khó. Tuy nhiên, việc bổ sung một số loại chế phẩm sinh học đã chứng minh có hiệu quả trong việc duy trì chất lượng nước, nhờ đó tỷ lệ tăng trưởng của tôm tăng, tỷ lệ sống tăng và hệ số thức ăn giảm.

Các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học Silver-Ps có nhiều Bacillus sp cho thấy mức độ Ammoniac thấp, được chuyển hóa thành ni trát nhờ quá trình ni trit hóa. Do vậy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học giúp tăng các chất dinh dưỡng thông qua các vi sinh vật, giải phóng dinh dưỡng bằng cách phân hủy các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao như thức ăn thừa và xác các loài thực vật. Các chất dinh dương này làm tăng lượng động vật phù du và các hoạt động quang hợp.

Muối là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chức năng của sinh vật như sự trao đổi chất, sự tăng trưởng, sinh sản,… Ở độ mặn cao, tôm sẽ phát triển chậm hơn nhưng sức khỏe tôm lại tốt và khả năng kháng bệnh cao. Nếu độ mặn thấp thì vỏ tôm sẽ yếu và do vậy tôm dễ mắc bệnh. Vì thế, độ mặn phù hợp nhất là rất quan trọng trong việc phát triển của tôm. Theo nghiên cứu của Muthu (1980) and Karthikeyan (1994), độ mặn lý tưởng cho nuôi tôm sú là 10-35 ppt. Một vài nghiên cứu khác cho rằng, tôm sú cũng thích nghi khá tốt trong các điều kiện nuôi nước ngọt. Trong nghiên cứu này, độ mặn dao động trong khoảng từ 16-48 ppt trong cả hai nhóm ao nuôi, tuy nhiên kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm ao nuôi.

pH cũng có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và quá trình sinh lý học của sinh vật. Độ pH thay đổi phụ thuộc vào thức ăn dư thừa, tảo chết và chất thải tôm dưới các điều kiện nuôi khác nhau. Độ pH lớn nhất khi sự quang hợp mạnh nhất và giảm khi không có quang hợp. Độ pH cao có nghĩa là nước trao ao nuôi nhiều dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các sinh vật phù du sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, độc tính của a-mô-ni-ắc cũng có liên hệ chặt chẽ với độ pH. Trong điều kiện độ pH thích hợp nhất thì a-mô-ni-ắc sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao. Tuy nhiên, nếu độ pH thấp thì nước trong ao không nhiều chất dinh dưỡng, do vậy sinh vật phù du phát triển chậm và lượng ô xi sản sinh ra từ quá trình quang hợp cũng giảm đi. Độc tố của ni trít và hydrogen sulphide tăng lên trong môi trường có nồng độ pH thấp. Độ pH thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của sú là 6.8-8.7 (Ramanathan và cộng sự, 2005) và độ pH thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm sú là 7.5-8.5. (Reddy,2000). Nồng độ này được coi là tốt cho sự tăng trưởng của tôm bởi vì độ mặn nhất định như bicarbonate là rất cần thiết cho sự tăng trưởng, sinh sản và các hoạt động sinh lý của tôm. Trong nghiên cứu này, độ pH là kiềm trong suốt quá trình nuôi và không có sự khác biệt trong hai nhóm ao nuôi.

Ô xi hòa tan cũng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hô hấp của sinh vật mà còn duy trì môi trường nước được sạch sẽ và phù hợp với việc nuôi tôm. Ô xi hòa tan kiểm soát nhiều phản ứng ô xi hóa và duy trì các điều kiện ưa khí trong nước. Khi nồng độ ô xi thấp và các điều kiện kỵ khí tồn tại thì ni trát bị giảm do quá trình ni tơ hóa thành khí a-mô-ni-ắc, đồng thời làm tăng độ pH. Lượng ô xi thấp sẽ cản trở quá trình trao đổi chất ở tôm và độ tăng trưởng giảm, gây tử vong (Molluae, 2001). Nồng độ ô xi trong ao nuôi có thể được duy trì ở mức mong muốn nhờ vào hệ thống quạt khí. Trong nghiên cứu này, hệ thống quạt khí làm việc liên tục, do vậy độ ô xi không khác nhau giữa hai nhóm ao nuôi và được duy trì ở mức 3.8-4.9 ppm.

Nhiệt độ nước được coi là nhân tố quan trọng nhất trong nuôi tôm bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất, lượng ô xi tiêu thụ, mức độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Nói chung, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trong nước sẽ ảnh đến hệ thống miễn dịch của tôm. Nhiệt độ nước tối ưu trong nuôi tôm sú dao động trong khoảng 26-30 °C (Ramanathan và cộng sự, 2005) và trong nghiên cứu này, nhiệt độ nước trong ao nuôi được duy trì ở mức 23-33oc và không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm ao nuôi.

Độ trong của nước phụ thuộc chủ yếu vào sự hiện diện của thực vật phù du. Độ trong tối ưu cho nuôi tôm nên ở mức (Anonymous, 2006). Độ trong tối ưu trong nuôi tôm giai đoạn chưa trưởng thành là 60-60cm và trong giai đoạn trưởng thành là 30 - 60 cm. Trong nghiên cứu này, độ trong là 25-44cm. Độ trong dưới 30cm có nghĩa là mật độ thực vật phù du ở mức rất cao và độ trong lớn hơn 40cm thì thực vật phù du ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ trong lớn hơn 40 cm ở trong các ao nuôi không được xử lý bằng chế phẩm sinh học.

Thức ăn là một trong các chi phí đầu vào cơ bản của sản xuất tôm và giúp tăng lợi nhuận. Do vậy, việc quản lý thức ăn là mục tiêu chính vì không thể theo dõi thực tiếp lượng thức ăn tiêu thụ. Trong nghiên cứu, thức ăn CP được sử dụng trong cả hai nhóm ao nuôi và số lượng thức ăn được kiểm soát theo đúng hướng dẫn. Lượng thức ăn tối đa được tiêu thụ trong các ao nuôi tôm được xử lý bằng chế phẩm sinh học là 1.152 kg và trong các ao không được xử lý bằng chế phẩm sinh hcoj là 833 kg. Như vậy, hệ số thức ăn trong các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học giảm hơn hẳn so với các ao nuôi không được xử lý bằng chế phẩm sinh học.

Việc lấy mẫu theo định kỳ là rất quan trọng trong nuôi tôm và nên được thực hiện hàng tuần hay 2 tuần/lần để kiểm tra sức khỏe của tôm cũng như ước tính mức độ tăng trưởng. Việc lấy mẫu cũng giúp người nuôi biết được trọng lượng trung bình, nhờ vậy có thể ước tính trữ lượng tôm trong ao nuôi để quản lý thức ăn được tốt hơn. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của tôm phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nước và quản lý hiệu quả thức ăn. Trong nghiên cứu này, tốc độ phát triển trung bình của tôm tăng nhanh nhờ vào việc quản lý thức ăn chính xác bằng cách thu mẫu theo định kỳ. Kết quả cũng cho thấy, trọng lượng trung bình của tôm trong các ao nuôi có xử lý chế phẩm sinh học cao hơn trong các ao nuôi thông thường.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của tôm trong các ao nuôi có xử lý chế phẩm sinh học là 89,2% và trong các ao nuôi không xử lý chế phẩm sinh học là 65,9%. Sản lượng tôm trong các ao nuôi xử lý chế phẩm sinh học và 956,7 kg và trong các ao nuôi không xử lý chế phẩm sinh học là 593,9 kg.

Nghiên cứu cũng theo dõi ảnh hưởng của vi khuẩn trong các ao nuôi không được xử lý chế phẩm sinh học. Tôm trong các ao nuôi này luôn ở trong tình trạng stress, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Tình trạng này xảy ra là do nước bị chuyển sang màu đen trong các ao nuôi không được xử lý bằng chế phẩm sinh học. Khi tôm được nuôi trong môi trường nước như vậy thì dấu hiệu bệnh bắt đầu xuất hiện. Các vấn đề này không xảy ra trong các ao nuôi có xử lý chế phẩm sinh học bởi vì chế phẩm sinh học đã giúp duy trì chất lượng nước, do vậy giúp tăng sản lượng và tỷ lệ sống.

Sản lượng tôm trên thế giới đang bị đe dọa bởi bệnh tật, mà chủ yếu là do khuẩn Vibrio và vi rút gây ra. Nghiên cứu cho thấy, trong các ao nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học hầu như không xuất hiện loại vi rút này, do vậy tỷ lệ sống của tôm rất cao. Trong các ao nuôi không được xử lý chế phẩm sinh học xuất hiện nhiều khuẩn Vibrio sp, là nguyên nhân gây bệnh cho tôm, do vậy tỷ lệ sống thấp hơn nhiều so với các ao nuôi có xử lý chế phẩm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng của tôm do chế phẩm sinh học giúp duy trì chất lượng nước trong suốt thời gian nuôi.

                                                                                                                                                      Giáng Hương

 

Ý kiến bạn đọc