Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong kiểm soát Vibrio trong nuôi tôm (21-01-2014)

Nghề nuôi tôm chân trắng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Á và Nam Mỹ, nơi nghề nuôi tôm mang lại nguồn thu chủ yếu cho các quốc gia trong khu vực này. Trong hai thập kỷ qua, tôm chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, ngành nuôi tôm liên tục bị đe dọa bởi dịch bệnh và các vấn đề về môi trường.
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong kiểm soát Vibrio trong nuôi tôm

      Các loài vi khuẩn gây bệnh đã gây ra tổn thất trầm trọng cho nghề nuôi tôm trên toàn thế giới. Các dòng vi khuẩn như Vbiro bao gồm V. parahaemolyticus and V. harveyi được coi là loại vi khuẩn chính gây bệnh cho tôm và gây tử vong cho ấu trùng tôm. Các loại vi khuẩn gây bệnh này đã lan tràn trên diện rộng, làm giảm sản lượng trong các ao ương nuôi và nuôi thương phẩm, làm cho tôm chậm tăng trưởng, do vậy ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

      Vibrio trong nuôi tôm

      Vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn kỵ khí, gram âm thuộc họ Vibrionaceae. Vibrio có mặt ở khắp nơi trên thế giới và hầu như tất cả các loài giáp xác, trong đó có tôm đều dễ bị ảnh hưởng bởi loài vi khuẩn này. Vibrio là các vi sinh vật ưa sống ở môi trường nước mặn và thường là thành phần chủ yếu trong hệ vi sinh vật của tôm nuôi cũng như tôm ngoài tự nhiên. Chúng là các mầm bệnh cơ hội khi cơ chế bảo vệ tự nhiên của vật nuôi bị suy yếu (Lightner, 1993). Trong các hệ thống nuôi thâm canh, động vật có vỏ thường ở trong tình trạng stress do mật độ thả nuôi cao, dẫn đến dễ bị các vi khuẩn gây bệnh thứ cấp tấn công.

       Vibrio harveyi, một loại vi khuẩn phát sáng, là một trong các tác nhân gây ra tử vong hàng loạt trong các hệ thống ương nuôi giống tôm sú. Dịch bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn nuôi, tuy nhiên, thường phổ biến ở giai đoạn ương giống.
Vibrio parahaemolyticus là một loại vi khuẩn ưa mặn, thường sống ở các vùng biển nhiệt đới (DePaola và cộng sự., 2000). Một vài dòng vi khuẩn có thể gây ra bệnh về tiêu hóa ở người, thường là sau khi ăn các đồ hải sản bị ô nhiễm. (Matsumoto et al., 2000).
Một số loài vi khuẩn Vibrio có tỷ lệ tăng trưởng rất cao dưới các điều kiện thuận lợi. Sự lan truyền dịch bệnh có thể diễn ra nhanh chóng qua đường nước hay qua đường tiêu hóa. Các mầm bệnh gây ra các độc tố phá vỡ thành ruột và tế bào miễn dịch của vật chủ. (Peddie and Wardle, 2005)
       Các dấu hiệu bệnh lý
      Khi nhiễm bệnh do Vibrio, trên cơ thể vật nuôi thường xuất hiện mòn đuôi, đường ruột, đen mang, đỏ than, phát sáng. Tôm nhiễm bệnh thường bơi lội nhanh nhẹn, không định hướng và thân tôm trắng mờ đục. Những con tôm sắp chết thường bơi trên mặt nước hoặc gần bờ.Tôm bệnh nặng có màu xanh lục phát sáng khi nhìn trong bong tối, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, ruột rỗng.
      Chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên tôm
     Sử dụng thuộc kháng sinh để kiểm soát các tác nhân gây bệnh này đã dẫn đến việc kháng thuốc và ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại tôm. Nghề nuôi tôm tiếp tục tìm các giải pháp hữu hiệu và thân thiện với môi trường để tăng sức khỏe và sản lượng tôm.
      Sử dụng giống sạch bệnh
     Một trong các phương pháp tiếp cận để ngăn ngừa dịch bệnh là sử dụng giống tôm sạch bệnh (SPF). Các giống tôm này được cải thiện về hệ gen, có khả năng kháng lại một số bệnh nhất định, đồng thời đảm bảo không mang mầm bệnh. (Lotz, 1997). Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này chỉ là tạm thời vì bộ gen không được di truyền và giống tôm sạch bệnh sẽ bị mất khi giống bố mẹ được chuyển giao cho các trại giống thương mại.
      Sử dụng vắc xin
     Sử dụng vắc xin hay kích thích hệ miễn dịch của tôm là phương pháp được chấp nhận rộng rãi. Do tôm có hệ thống miễn dịch không kháng thể nên không thể “nhớ” tránh tiếp xúc với các mầm bệnh. Do vậy, hiệu quả của phản ứng với các tác nhân gây bệnh có thể bị hạn chế.
      Sử dụng chế phẩm sinh học
     Chế phẩm sinh học là biện pháp khác để kiểm soát dịch bệnh và đã được áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm sinh học, với cơ chế hoạt động chủ yếu là cạnh tranh loại trừ đã tích cực góp phần kiềm chế sự xâm lấn của các mầm bệnh tiềm năng trong đường ruột. Chế phẩm sinh học giúp sản sinh ra các chất kháng khuẩn, cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với vi sinh vật gây bệnh, đồng thời điều chỉnh hệ miễn dịch của tôm. Việc kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi và loại trừ các mầm bệnh giúp ngăn ngừa dịch bệnh có hiệu quả hơn nhờ hệ miễn dịch được tăng cường và cạnh tranh loại trừ (Rengpipat và cộng sự., 2000)
     Cho đến nay, việc sử dụng các vi sinh vật có lợi trong việc ngăn chặn mầm bệnh trên tôm đã được chứng minh. Các kết quả từ các nghiên cứu thử nghiệm vivo cho thấy sản phẩm AquaStar® có hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi tôm. Chế phẩm AquaStar® là sản phẩm bao gồm nhiều loại chế phẩm sinh học, kích thích hệ vi sinh vật trong ruột tôm cũng như cải thiện môi trường ao nuôi.
      Giảm lượng vi khuẩn Vibrio trong ruột tôm
      Một nghiên cứu ở trường đại học Prince of Songkla, Thái Lan, do tiến sỹ Kidchakan Supamattaya thực hiện đã cho thấy sử dụng sản phẩm sinh học AquaStar® có hiệu quả trong việc giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong gan tụy và đường ruột của tôm chân trắng, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. 
Các nhóm gồm 20 tôm chân trắng chưa trưởng thành (1-1.5g) được thả xuống bể nuôi thủy tinh 200L và được cho ăn no 5 lần/ngày trong thời gian 6 tuần. Sản phẩm AquaStar® Hatchery được bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ 0.5%. Các dữ liệu được ghi trong suốt quá trình thử nghiệm.
      Enterococcus faecium, một thành phần của sản phẩm AquaStar® dùng trong ương giống được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm trong nhóm tôm được cho ăn với chế phẩm sinh học. Tổng số Vibrio spp. Được tìm thấy trong gan tụy và trong ruột tôm thấp hơn nhiều so với nhóm cho ăn không bổ sung sản phẩm chế phẩm sinh học AquaStar® Hatchery.
      Trong một nghiên cứu gần gây, Viện Nuôi trồng thủy sản ở trường đại học Federal University of Rio Grande, Brazil đã nghiên cứu ảnh hưởng của sản phẩm AquaStar® dùng trong xử lý ao nuôi và AquaStar® dùng trong nuôi thương phẩm lên nuôi tôm chân trắng trong hệ thống nuôi theo công nghệ biofloc bị nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticus
      Tôm chân trắng chưa trưởng thành được nuôi trong bể chứa với mật độ thả là 300 con/m2. Lượng thức ăn gồm 38% đạm thô được cho ăn 3 lần/ngày. Nhóm nuôi thử nghiệm được bổ sung  AquaStar® dùng trong nuôi thương phẩm với liều lượng 3g /kg thức ăn và thả AquaStar® dùng trong xử lý ao với liều lượng 0.5ppm/ tuần trong suốt thời gian nuôi. Chỉ số sinh học, tăng trưởng, trọng lượng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống đều được đánh giá trong suốt quá trình thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm kéo dài 70 ngày.
      Kết quả cho thấy, sản phẩm AquaStar® có hiệu quả trong việc kiểm soát Vibrio parahaemolyticus trong hệ thống nuôi tôm bằng công nghệ biofloc và năng suất của hệ thống được cải thiện. Tỷ lệ sống tăng 30% và hệ số thức ăn FCR được cải thiện đáng kể. Mặc dù mật độ thả nuôi cao, trong lượng cuối cùng của tôm trong ao nuôi được bổ sung sản phẩm AquaStar® cao hơn so với trọng lượng tôm trong ao nuôi không được bổ sung sản phẩm AquaStar® (8.42 g so với 9.05g). Do vậy, sản lượng tôm được nuôi với sản phẩm AquaStar® cũng cao hơn so với sản lượng tôm trong ao nuôi còn lại (79 kg so với 46 kg).
      Như vậy, để thích ứng với mật độ thả nuôi cao trong nuôi tôm (trong ương và nuôi thương phẩm), việc bổ sung chế phẩm sinh học trực tiếp vào thức ăn là một giải pháp thay thế hữu hiệu trong việc kích thích tăng trưởng và phòng bệnh ở tôm. Dữ liệu trong các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng sản phẩm AquaStar® đã giúp tăng tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng trưởng và cải thiện sức khỏe của tôm chân trắng, đồng thời giảm vi khuẩn gây bệnh Vibrio spp.
                                                                                                                                                                  FICen
 

 

Ý kiến bạn đọc