KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ (20-01-2023)

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại các hồ chứa lớn theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ và những người tham gia chính

+ Chủ nhiệm nhiệm vụ : TS. Nguyễn Thanh Tùng

+  Những người tham gia chính:

* Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản: TS.Phan Thị Ngọc Diệp; ThS.Đỗ Phương Linh; ThS.Phan Văn Tá; ThS Nguyễn Ngọc Hân; ThS.Đỗ Thị Huyền Trang; ThS. Phan Thị Thuỳ Trang; ThS.Nguyễn Tiến Công.

* Đại học Nông lâm TPHCM: PGS.TS.Nguyễn Phú Hoà

* Viện Nghiên cứu NTTS I: ThS.Nguyễn Đức Bình; ThS.Nguyễn Trung Hiếu

* Đại học Lâm Nghiệp: TS.Lưu Thị Thảo

* Viện Nghiên cứu NTTS III: KS.Lê Văn Diệu

4. Mục tiêu nhiệm vụ:

Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản (kỹ thuật
và chính sách) theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững tại các hồ chứa lớn
(có diện tích từ 5.000 ha trở lên), góp phần bảo đảm sinh kế và an ninh lương thực.

5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

5.1. Đánh giá hiện trạng và các điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa lớn (diện tích ≥5.000 ha)

- 13 hồ chứa lớn của VN có diện tích >5.000ha phân bố tại các vùng trung du và
miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ từng hồ đã được đánh
giá nhằm xác định tiềm năng cụ thể cho từng hồ theo hướng sản xuất hàng hoá,
nhìn chung các hồ đều điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản nhưng ở mức độ khác nhau.

- Đề xuất bộ tiêu chí với 5 tiêu chí thành phần (Tiềm
năng mặt nước NTTS; Môi trường; Xã hội; Kinh tế; Kỹ thuật công nghệ) và 21
tiêu chí riêng. Đánh giá khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản
xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn nên Bộ tiêu chí có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Bộ tiêu chí có thể
sử dụng để đánh giá khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa hiệu quả và bền vững tại các hồ chứa lớn tại Việt Nam.

- Căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại các
hồ chứa lớn theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững đề tài đã xác
định được danh mục như sau:

+ Nhóm hồ chứa có tiềm năng NTTS rất cao: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na –
Hang,
+ Nhóm hồ chứa có tiềm năng NTTS cao: Lai Châu, Bản Chát, Thác Mơ, Trị An.
+  Nhóm hồ chứa có tiềm năng NTTS ở mức trung bình: Plei-Krong, Yaly, Sê San
4, Đồng Nai 3.
+  Nhóm hồ có tiềm năng NTTS không cao: Hồ Dầu Tiến

5.2. Thử nghiệm và hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô hàng hóa hiệu quả và bền vững cho các loại hình hồ chứa lớn tại Việt Nam.

Đã áp dụng bộ tiêu chí cho cụm lồng đại diện cho 3 loại hình hồ chứa tại Việt
Nam (hồ thuỷ điện hòa Bình, Pleikrong và Trị An). Đánh giá được khả năng phát
triển thủy sản của hồ chứa theo qui mô hàng hóa đạt hiệu quả và bền vững thông
qua 3 mô hình thí điểm (tại 3 hồ thủy điện hòa Bình, Plei krong và Trị An) thông
qua bộ tiêu chí. Trong khuôn khổ đề tài này, kết quả đánh giá “bộ chỉ số Khả
năng phát triển” có độ tin cậy có thể sử dụng hỗ trợ các nhà quản lý cũng như
chủ cụm lồng nuôi có giai pháp thích hợp cho phát NTTS bền vững hơn.

5.3. Đề xuất các chính sách phát triển, cơ chế quản lý và các giải pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất qui mô hàng hóa hiệu quả và bền vững cho các loại hình hồ chứa lớn

Xây dựng được hệ thống giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa
lớn theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững bao gồm các giải pháp:

(i) Giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về môi trường; (ii) Xây dựng
sản xuất phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa theo chuỗi giá trị; (iii) Cơ chề chính
sách, tổ chức quản lý;  (iv) Giải pháp về quản lý cộng đồng tại các hồ chứa lớn.

6. Thời gian thực hiện: 2018- 6/2021

7. Kinh phí thực hiện:  3200 triệu đồng

Ngọc Đức

Ý kiến bạn đọc