Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu và bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên Quốc gia, Chương trình tài trợ nhỏ, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc đã chủ trì Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) khẳng định, Artemia Việt Nam có chất lượng tốt, trong khi nhu cầu sử dụng Artemia hiện nay của nước ta rất lớn, cần được khai thác, đặc biệt là sử dụng làm thức ăn cho cá cảnh. Năm 2023, sản xuất Artemia trong nước chỉ đạt 9 tấn, tập trung ở 2 tỉnh Bạc Liêu (6 tấn) và Sóc Trăng (3 tấn), trong khi Artemia nhập khẩu năm 2023 là gần 667 tấn, chiếm hơn 99%.
Chúng ta cũng đã hình thành được vùng nuôi tập trung để sản xuất Artemia phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng (Bạc Liêu và Sóc Trăng), đặc biệt là hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu với giá cao cho các HTX và hộ nuôi”, ông Luân chia sẻ.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Lưu Hoàng Ly cho biết diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt gần 137.000ha, với 220 cơ sở sản xuất giống thủy sản, chủ yếu là sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển… tập trung tại phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải).
|
Vùng đất ven biển tỉnh Bạc Liêu có đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu, độ mặn... phù hợp để nuôi Artemia, sản phẩm trứng có chất lượng tốt vượt trội so với các nơi khác trên thế giới như: Kích thước trứng nhỏ, tỷ lệ nở cao, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng Artemia cao, bảo quản dễ dàng mà không cần sử dụng bất kỳ chất bảo quản hay chất kích nở nào khác. Với lợi thế về chất lượng vượt trội của sản phẩm trứng Artemia được nuôi tại vùng đất ven biển tỉnh Bạc Liêu, sản phẩm trứng Artemia nguồn gốc Vĩnh Châu - Bạc Liêu được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới. Qua quá trình xây dựng và quãng bá thương hiệu, đã từ lâu sản phẩm này đã được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những thị trường khó tính chuộng hàng chất lượng cao như Nhật, Thái Lan và nhiều nước châu Âu.
Bạc Liêu là tỉnh có thế mạnh trong sản xuất giống tôm nước lợ, hàng năm sản xuất trên 30 tỷ Postlarve do thức ăn tự nhiên là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển của tôm. Hàng năm, các cơ sở này sản xuất cơ bản cung cấp đủ lượng tôm giống cho người nuôi trong tỉnh và bán cho các tỉnh khu vực ĐBSCL. Do đó, nhu cầu sử dụng khoảng 150 tấn trứng khô Artemia để ương ấu trùng mỗi năm. Chính vì vậy dư địa cho phát triển Artemia còn rất lớn.
|
Khó khăn của người nuôi Artemia hiện nay là môi trường ô nhiễm và biến đổi khí hậu, nhất là những năm mùa mưa kết thúc trễ. Vì vậy, cần qua tâm bảo vệ môi trường và có ao gây màu xử lý ô nhiễm. Tình trạng nắng nóng đến sớm cũng làm mùa vụ ngắn lại, ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó, Chưa có chính sách thu hút, đầu tư, kêu gọi đầu tư để phát triển Artemia trở thành hàng hóa quan trọng. Mặt khác, Thiếu liên kết sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp và giá thành sản xuất vẫn còn cao là những khó khăn mà các cơ sở sản xuất Artemia đang gặp phải.
Văn Thọ