Nhìn lại một năm hoạt động và xây dựng lực lượng của Kiểm ngư Việt Nam (19-01-2017)

Năm 2016, Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn đang trong quá trình kiện toàn và phát triển lực lượng, đội ngũ công chức thuyền viên tàu Kiểm ngư cũng như viên chức và người lao động được tuyển dụng bổ sung về số lượng, chất lượng. Tuy vậy đội ngũ cán bộ Lãnh đạo phòng, cơ quan nghiệp vụ vẫn trong tình trạng thiếu, kinh nghiệm thực tế và nghiệp vụ chuyên môn vẫn còn non. Song, trên cơ sở nhiệm vụ Tổng cục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng khắc phục khó khăn tổ chức và thực hiện cơ bản các nhiệm vụ được giao:
Nhìn lại một năm hoạt động và xây dựng lực lượng của Kiểm ngư Việt Nam

Một là, trước diễn biến tình hình vùng biển ở Tây Nam Bộ ngày càng phức tạp, khó lường, các nước Thái Lan, Cam-pu-chia, Malaysia,…Tăng cường lực lượng thực thi pháp luật thủy sản bằng các biện pháp cứng rắn như xua đuổi vây bắt, bắn cảnh báo, bắn cháy, đánh chìm tàu cá ngư dân khi hoạt động trái phép trên vùng biển nước ngoài. Lãnh đạo Cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục triển khai đưa Chi cục Kiểm ngư vùng V đi vào hoạt động. Trụ sở đóng tại Thành phố Rạnh Giá – Kiên Giang. Sau khi triển khai, Chi cục Kiểm ngư vùng V đã phối hợp chặt chẽ với các Chi cục Thủy sản địa phương cũng như các cơ quan đơn vị có liên quan như Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... đóng trên địa bàn củng cố tăng cường lực lượng, xây dựng thế đứng chân, nhằm cùng các lực lượng chức năng phối hợp tuần tra, kiểm tra, thực thi pháp luật về Thủy sản trên vùng biển được giao quản lý.

Hai là, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn 2016, Cục Kiểm ngư đã phối hợp chặt chẽ với trường quản lý cán bộ Nông nghiệp 1, 2, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng như quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Công An và các Chi cục Thủy sản, các Sở NN&PTNT 28 tỉnh thành phố ven biển tổ chức đào tạo các lớp thanh tra chuyên ngành, lớp tập huấn sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, võ thuật...cho các cán bộ, công chức, thuyền viên tàu kiểm ngư. Tập huấn cho lực lượng nòng cốt tổ đội sản xuất trên biển. Tập huấn kỹ năng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng như các nội dung liên quan đến phòng ngừa và giảm thiểu tàu cá và ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ xử lý. Ngoài ra còn phối hợp với công ty TNHH một thành viên điện tử hàng hải Việt Nam tổ chức đào tạo khai thác sử dụng thông tin vô tuyến điện cho một số đồng chí là thông tin viên tàu kiểm ngư.

Ba là, căn cứ vào nhiệm vụ được giao cũng ngư tình hình trên các vùng biển, Cục đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật thủy sản cũng như bảo vệ ngư trường bảo vệ ngư dân vươn khơi bám biển sản xuất trên toàn bộ vùng biển Việt Nam.

Ngoài ra sau sự cố môi trường biển xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, Cục đã phối hợp với các địa phươnghướng dẫn ngư dân khai thác thủy sản theo đúng khuyến cáo của các bộ ngành có liên quan, đã tham mưu tổ chức 04 đợt tuần tra, mỗi đợt 20-30 ngày,

nhằm hướng dẫn bà con đánh bắt thủy sản đúng quy định, đồng thời góp phần bảo vệ tái tạo các rạn san hô, rong, cỏ biển, thủy sinh vật và nguồn lợi thủy hải sản gần bờ.

Bốn là, đối với hoạt động tuyên truyền: được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư đã phối hợp chặt chẽ với các báo đài trung ương và địa phương thực hiện các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, diễn đàn phát sóng trên đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam, tạp chí chuyên ngành thủy sản. Nội dung các chủ đề, chuyên mục, phóng sự tập trung hướng vào tuyên truyền hướng dẫn ngư dân cứu hộ, cứu nạn…chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp, đánh bắt theo kiểu hủy diệt nhằm giảm thiểu tàu cá và ngư dân ta đi đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Đi đôi với các chuyên đề, phóng sự, Cục đã cấp phát hàng ngàn tờ rơi khuyến cáo cho ngư dân về Công ước Liên hợp quốc Luật biển 1982, Luật biển Việt Nam 2012, ranh giới biển, ranh giới các vùng biển chồng lấn, vùng nước lịch sử Việt Nam với các nước liên quan, các điều ước và hiệp định mà Việt Nam tham gia đang có hiệu lực thi hành, hệ thống Đài thông tin duyên hải, hệ thống đài trực canh, số điện thoại và cách gọi các số điện thoại đến các cơ quan chức năng khi gặp sự cố thiên tai, hỏa hoạn cần trợ giúp hoặc cứu hộ cứu nạn.

Năm là, tham mưu cho Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản về công tác thu thập tổng hợp đề xuất các bộ ngành địa phương có liên quan về việc thực hiện chỉ thị 689 và Công điện 1329 của Thủ tướng Chính phủ cũng như thực hiện Quyết định 79 thường trực đường dây nóng giữa Việt Nam-Trung Quốc, kịp thời đầy đủ, góp phần giảm thiểu tàu cá và ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Đặc biệt từ ngày 11 đến 16/9/2016 Cục đã phối hợp chặt chẽ với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảnh sát biển, Biên Phòng đưa tàu Kiểm ngư KN 490 hành quân sang vùng biển NATUNA của Indonexia tiếp nhận 228 ngư dân được Indonexia trao trả bằng đường biển về nước an toàn tuyệt đối.

Sáu là, là cơ quan thường trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thủy sản, Cục đã tham mưu xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức thực hiện theo chế độ nghiêm túc, tổng hợp phân tích báo cáo đề xuất xử lý bằng thời chính xác. Thông qua hệ thống MOVIMAR và Trạm bờ ở các địa phương, Thường trực của Cục đã cảnh báo hướng dân tàu thuyền của ngư dân hoạt động trên biển về nơi tránh, trú bão, áp thấp nhiệt đới cũng như các diễn biến bất lợi của thời tiết. Vì vậy, những năm gần đây số lượng tàu cá và ngư dân bị thiệt hại trong bão, lũ giảm đáng kể. Cụ thể, trong năm 2016, Cục Kiểm ngư đã tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan nhằm hạn chế thiệt hại đối với 311 vụ sự cố nghề cá trên biển.

Bảy là, về hợp tác quốc tế: Cục đã tham mưu cho Tổng cục, Bộ soạn thảo nội dung quy chế đường dây nóng với Philippin và đã trao đổi phối hợp tổ chức ký kết đường dây nóng Việt Nam – Philippin nhằm trao đổi giải quyết nhanh về khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) và một số tình huống khác. Soạn thảo xây dựng quy chế thỏa thuận đường dây nóng giữa Việt Nam – Inđônêxia – Thái Lan – Campuchia. Đồng thời tam mưu cho Tổng cục – Bộ trao đổi hội đàm đề xuất với đại sứ quán các nước Mỹ, Nhật, Úc, Pháp để tiếp tục xin viện trợ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Thủy sản, cũng như năng lực thực thi pháp luật của lực lượng Kiểm ngư.

                                                                             Trần Xuân Thành

                                                                    Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư

Ý kiến bạn đọc