Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 3 (11-10-2022)

Công tác kiểm tra tàu cá xuất cảng/nhập cảng tại Thái Lan (Port in and Port out inspection).
Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 3
Ảnh minh họa

Trong 3 năm (2019-2021), trung bình có 10.500 tàu cá được cấp phép khai thác thủy sản. Số lượt tàu cá ra/vào cảng hàng năm biến động theo mùa đánh bắt hải sản, có những tàu không tham gia hoạt động khai thác vào cuối năm do đã dùng hết số ngày được phép đánh bắt (trước khi kết thúc năm khai thác). Căn cứ kết quả quản lý đánh giá rủi ro chung (common risk assessment management), Thái Lan đã xác định số tàu phải kiểm tra hàng năm (Inspection Target) là 20-21%. Thực tế số tàu đã được kiểm tra (Number of Inspected Vessel) bởi Trung tâm Quản lý cảng cá (PIPO) đã cho thấy hiệu quả kiểm tra (Percentage of Inspection) đạt trên 90% đến 100%.

Từ ngày 1 tháng 11 năm 2020 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021, đã có 402.125 lượt tàu ra/vào cảng. Theo đó, 30 Trung tâm Quản lý cảng cá (PIPO) đã tiến hành kiểm tra 83.363 lượt tàu (chiếm 20,73%). Hiệu quả kiểm tra ổn định hàng tháng, dao động trong khoảng 99,62% - 99,99% (trung bình đạt 99,83%). Do đó, có thể khẳng định rằng, sau khi tái cơ cấu Trung tâm PIPO, các cán bộ vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ với hiệu quả không đổi.

Cục Thủy sản Thái Lan (DoF) đã phối hợp với EJF tiến hành một cuộc kiểm tra chung và thông báo cho các cơ quan phụ trách của DoF về bất kỳ trường hợp khả nghi (suspicious target) thông qua cán bộ điều phối của EJF và Trung tâm Giám sát nghề cá Thái Lan (FMC). Trong một số trường hợp, EJF và DoF cùng tiến hành quan sát quá trình kiểm tra của PIPO đối với các lượt tàu cá ra/vào cảng, tàu khai thác cập bến để dỡ hàng, bao gồm cả việc kiểm tra lao động được thực hiện bởi các tàu tuần tra tại cảng và trên biển.

EJF đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị tuần tra Thái Lan và định kỳ báo cáo tiến độ triển khai của Thái trong việc chống khai thác IUU, lao động cưỡng bức và buôn người. Ngoài ra, EJF và DoF cũng phối hợp chặt chẽ để thực hiện dự án thu gom rác (chất thải) trên tàu cá và đưa về bờ, phát hiện 43 trường hợp vi phạm, trong đó có 19 trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thủy sản Hoàng gia, 2015 (the Royal Ordinance on Fisheries, 2015) và 24 trường hợp vi phạm Quy định về Bảo hộ Lao động Nghề cá, 2014 (Ministerial Regulation on Labor Protection in Marine Fisheries, 2014) và 12 Điều trong Luật Bảo hộ Lao động (Labor Protection Act).

Trong các ngày từ 15 tháng 10 năm 2021 đến 24 tháng 4 năm 2022, DoF đã hợp tác với OceanMind thực hiện khóa đào tạo "Investigation Mind MCS and Enforcement training" cho 27 cán bộ thuộc Trung tâm Quản lý cảng (PIPO) và Trung tâm Giám sát nghề cá (FMC) bằng phương pháp tự học qua Moodle.

Cuối năm 2020 và suốt cả năm 2021, dịch bệnh COVID-19 làn sóng thứ hai và thứ ba xảy ra ở Thái Lan, đã ảnh hưởng đến hoạt động giám sát tàu cá của Trung tâm PIPO. Thời điểm đó, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt bao gồm việc kiểm soát đi lại và di chuyển của người dân. Tương tự như vậy, chính quyền các tỉnh cũng thực hiện việc hạn chế đi lại, ra vào các khu vực của địa phương.

Trước bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành, 30 Trung tâm PIPO của Thái đã chủ động xây dựng các hướng dẫn kiểm tra tàu cá, đặc biệt là mỗi PIPO đã tự điều chỉnh phương pháp kiểm tra tàu phù hợp với tình hình mỗi địa phương. Một số hướng dẫn của Trung tâm PIPO trong việc kiểm tra tàu thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19 như sau:

1. Đoàn thanh tra liên ngành (the multidisciplinary team) thực hiện kiểm tra tàu cá theo hướng dẫn của PIPO

2. Giảm nhiệm vụ của đoàn kiểm tra nhưng duy trì việc kiểm tra thường xuyên; đồng thời việc phỏng vấn người lao động trên tàu cá của Cục Bảo hộ lao động và Phúc lợi (the Department of Labor Protection and Welfare) được thực hiện trực tuyến (teleconference)

3. Giám sát video đường dài đối với chủ tàu (long-distance video surveillance) thực hiện theo hướng dẫn chính thức về giám sát video từ xa (remote video monitoring)

4. Kiểm tra tàu cá tại cảng thông qua ứng dụng LINE bằng cách yêu cầu chủ tàu ghi rõ ngày, giờ, địa điểm trong ứng dụng LINE

Khi dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, việc kiểm tra tàu cá tại cảng đã được Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành như thường lệ theo đúng Hướng dẫn PIPO (the PIPO Manual).

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, trước làn sóng mới của dịch bệnh COVID-19, tất cả các trung tâm PIPO đã được thông báo tuân thủ thực hiện “Hướng dẫn kiểm tra tàu trong tình hình đại dịch” (the PIPO Center's Vessel Inspection Guidelines under the COVID-19 Pandemic Situation); các hướng dẫn cũ của PIPO chỉ triển khai áp dụng tại những địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.

Hệ thống chứng nhận khai thác và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu

 Thái Lan đã thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như các phương thức vận chuyển, như nhập khẩu bằng đường hàng không, container và xe tải, dưới sự kiểm tra và quản lý rủi ro để ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm thủy sản đánh bắt IUU. Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử bao gồm chuỗi giá trị đối với tàu gắn cờ Thái Lan đã được triển khai đầy đủ từ tháng 9 năm 2017.

Các tính năng bổ sung mới nhất cho phép tự động kiểm tra chéo trong hệ thống Chứng nhận đánh bắt cho các tàu có gắn cờ Thái Lan (the Thai Flagged Catch Certification system - TFCC) đã được áp dụng kể từ tháng 8 năm 2018.

Hiện tại, Cục Thủy sản đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin theo dõi thủy sản nhập khẩu cũng như áp dụng các Biện pháp của quốc gia có cảng (PSM) và Hệ thống PSS (Processing Statement System) bao gồm: (1) Hệ thống PSM điện tử (the electronic Port State Measures system) giúp theo dõi sản phẩm thủy sản từ trước khi cập cảng cho đến quá trình vận chuyển sau đó; (2) Hệ thống PSE (the Processing Statement Endorsement System) giúp theo dõi các lô hàng từ nhà máy chế biến đến khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Chương trình chứng nhận đánh bắt cho các tàu gắn cờ Thái Lan (the Thai Flagged Catch Certification Scheme) và Chương trình kiểm soát nhập khẩu (the Import Control Scheme) sẽ đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất - từ cập bến, bốc dỡ hàng hóa lên bờ, chế biến, cho tới khâu cuối cùng là xuất khẩu. Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử hoàn chỉnh này đảm bảo rằng: Không có sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp nào có thể xâm nhập chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu của Thái.

Thái Lan đã xây dựng một tương lai mới cho ngành đánh bắt hải sản thông qua chương trình cải cách (a national root and branch reform program). Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của Thái Lan an toàn hơn, hợp pháp hơn, bền vững, thân thiện với môi trường - xã hội, và không có sản phẩm khai thác IUU. Sản phẩm của Thái có thể truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cải tiến mới (a new enhanced e-traceability system) dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng – tức là có thể truy xuất từ khi hải sản còn ở ​​biển cho đến khi xuất hiện trên đĩa (trace from sea to plate).

Ngoài việc kiểm soát vệ sinh từ trang trại đến nhà máy chế biến và xuất khẩu, tất cả các sản phẩm thủy sản đều được Cục Thủy sản chứng minh và chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu là sản phẩm hợp lệ, không phải sản phẩm khai thác bất hợp pháp (non-IUU products). Tất cả các sản phẩm thủy sản IUU đều được ngăn chặn nghiêm ngặt theo Chính sách Không IUU của Thái Lan (the IUU - Free Policy).

Thậm chí, với năng lực truy xuất nguồn gốc điện tử hiện tại của Hệ thống Chứng nhận đánh bắt Thái Lan (the Thai Flagged Catch Certification system - TFCC)  và Mạng lưới Thông tin Đánh bắt (the Fishing Info (database) Network) còn cho phép truy xuất nguồn gốc cá tạp (trash fish) được khai thác bởi các tàu gắn cờ Thái Lan, nhờ đó sẽ đảm bảo rằng cá tạp được đánh bắt và cung cấp cho nhà máy chế biến bột cá là các sản phẩm không có nguồn gốc từ khai thác IUU.

Ngành công nghiệp sản xuất bột cá ở Thái Lan được cung cấp bởi 2 nhóm nguyên liệu là cá tạp (38%) và các phụ phẩm từ hoạt động chế biến thủy sản (62%). Chương trình chứng nhận bột cá và các sản phẩm từ bột cá được xây dựng và triển khai từ năm 2014 với sự hợp tác của Cục Thủy sản, Hiệp hội các nhà sản xuất bột cá Thái Lan (Thai Fishmeal Producers Associations), Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan (Thai Feed Mill Association), Công ty TNHH Bangkok Produce Merchandising Public và Công ty TNHH Charoen Pokphand Foods Public.

Đây là chính sách hợp tác công-tư giữa chính phủ Thái Lan và khu vực tư nhân nhằm phát triển hệ thống sản xuất các sản phẩm thủy sản của Thái Lan hướng tới mục đích đặc biệt là: Cải thiện nghề lưới kéo hoạt động trong vùng biển Thái Lan để phù hợp với tiêu chuẩn “IFFO RS standard” và Chương trình Cải tiến (Improver Program - IP) của IFFO để tăng cường tính bền vững cho ngành hàng bột cá Thái Lan. Mặc dù đây là chương trình thử nghiệm và mang tính tự nguyện nhưng hiện tại đã có 43 nhà máy bột cá tham gia chương trình này. Trong thời gian tới, hệ thống chứng nhận bột cá và các sản phẩm từ bột cá sẽ được luật hóa và trở thành quy định bắt buộc.

Hiện tại, Thái Lan vẫn là nhà xuất khẩu lớn thủy sản vào thị trường EU. Cục Thủy sản Thái Lan đang hợp tác tốt với EU DG MARE để tham gia sử dụng hệ thống công nghệ thông tin CATCH (the EU IT system CATCH) với mục tiêu đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ từ bản chứng nhận bằng giấy như hiện tại sang việc chứng nhận khai thác thủy sản thực hiện trên hệ thống thông tin của EU (the current paper-based catch certificate to EU IT system).

Ngọc Thúy (theo www4.fishers.go.th)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác