Tôm hùm Canada quyết tâm lấy lại thị trường châu Âu (23-12-2019)

Một điều kỳ lạ là trong khi xuất khẩu tôm hùm sống của Canada sang Trung Quốc tăng theo cấp số nhân (trong bối cảnh Trung Quốc áp thuế 25% đối với tôm hùm Mỹ) thì doanh số xuất khẩu tôm hùm Canada sang sang thị trường châu Âu (EU) không thay đổi.
Tôm hùm Canada quyết tâm lấy lại thị trường châu Âu
Ảnh minh họa

Mặc dù Canada và EU đã ký Thỏa thuận Kinh tế Thương mại Toàn diện (Comprehensive Economic and Trade Agreement - CETA) có hiệu lực vào cuối năm 2017, xóa bỏ mức thuế 8%, nhưng doanh số xuất khẩu tôm hùm Canada sang EU chỉ đạt 172,9 triệu CAD, giảm 3,4 % so với 178 triệu CAD năm 2017.

Tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường EU tăng nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Canada đã xuất khẩu sang EU 131,7 triệu CAD sản phẩm tôm hùm, tăng 12,1% so với 117,4 triệu CAD của 9 tháng đầu năm 2018.

Lý giải nguyên nhân của xu hướng trên

Geoff Irvine - Giám đốc điều hành của Hội đồng Tôm hùm Canada (cơ quan tiếp thị tôm hùm Canada) đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Undercurrent News rằng, Trung Quốc đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường tôm hùm ở Trung Quốc và nhiều kênh phân phối khác.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với hai mặt hàng tôm hùm sống và tôm hùm đã chế biến đã thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường nói chung, giúp các kênh phân phối sản phẩm tôm hùm sống phát triển. "Hiện tại chúng tôi đã tiến hành vận chuyển hàng hóa đến Halifax (thuộc bán đảo Nova Scotia, Canada) với tần suất đều đặn hàng ngày, điều này đã khiến việc kinh doanh với Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn ở các khâu hậu cần".

Nhưng Irvine hy vọng sẽ sớm giành lại thị trường tôm hùm Canada tại châu Âu. Đó là một trong những mục tiêu chính của "Chiến lược tiếp thị và quảng bá 3 năm" mới đây.

Tổ chức LCC (có trụ sở tại Halifax và được tài trợ 100% bằng nguồn vốn của tỉnh và liên bang) đã được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009 để phản ứng với những mất mát trong cuộc Đại suy thoái Great Recession, nhưng nó đã chuyển đổi kể từ khi được tài trợ hoàn toàn bởi các khoản phí và đóng góp từ khoảng 100 thành viên (gồm: các nhà chế biến tôm hùm, chủ hàng trực tiếp, đại lý, giao nhận vận tải, sân bay, các nhóm First Nation và tất cả các hiệp hội và liên minh lớn).

Irvine tự hào báo cáo việc LCC có các thành viên ở tất cả 05 tỉnh miền Đông chuyên sản xuất tôm hùm của Canada.

Đưa ra chiến lược mới, LCC sẽ được hưởng lợi từ khoản đóng góp 750.000 CAD trong ba năm (bình quân 250.000 CAD mỗi năm) từ Quỹ Nghề cá Đại Tây Dương (AFF) và ngành tôm hùm.

Quỹ Nghề cá Đại Tây Dương cótổng số 400 triệu CAD; trong đó 40 triệu CAD được dành cho Quỹ Cơ hội Thủy sản Canada (Canadian Fish and Seafood Opportunities Fund) là khoản tiền dành riêng cho các nỗ lực tiếp cận và mở rộng thị trường. Người thụ hưởng quỹ sẽ phải trả ít nhất 10% tổng số tiền, đồng nghĩa với việc LCC sẽ phải chi ra 75.000 CAD.

Mỹ được dự báo là sẽ lấy lại 50% doanh số đã mất ở thị trường Trung Quốc

Tôm hùm cũng giống như một số loài cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu thụ kém trong thời gian gần đây. Sản lượng thu hoạch đã giảm từ 20% đến 40% tại Manine trong năm nay và còn đó những lo ngại rằng sản lượng khai thác tôm hùm có thể giảm trong hai vùng sản xuất lớn nhất (là vùng sản xuất tôm hùm thứ 33 và 34).

Kết quả là so với năm trước các nhà chế biến đang phải trả thêm 1,0-1,5 CAD cho mỗi pound tại các cảng cá.

Với nhu tiêu thụ cao và giá tốt, ngành tôm hùm sẽ làm gì để cải thiện các nỗ lực tiếp thị? Theo Irvine, câu trả lời là: ngành tôm hùm cần đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (đã thúc đẩy quá nhiều hoạt động kinh doanh đến với Canada) cuối cùng sẽ kết thúc.

Những con số thống kê đã nói lên tất cả. Canada đã cập cảng 97.849 tấn tôm hùm trong mùa vụ 2017-2018 (bắt đầu từ 1/10/2017 đến 30/9/2018). Đây là dữ liệu được chia sẻ bởi Tổ chức LCC. Irive cho rằng, 90% tổng sản lượng khai thác này sẽ được xuất khẩu cùng với mặt hàng tôm hùm đã nhập khẩu từ Mỹ để chế biến, tái xuất.

"Chúng tôi là một quốc gia có 37 triệu dân, vì vậy, xuất khẩu cũng giống như một trò chơi với quả bóng", Irvine đã chia sẻ.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Canada đã xuất khẩu 1,9 triệu CAD tôm hùm, tăng 11,4% so với 1,7 triệu CAD của 9 tháng đầu năm 2018. Xu hướng này là sự tiếp nối với những năm trước, cho thấy xuất khẩu tôm hùm của Canada vẫn tiếp tục đạt được các mức tăng trưởng ổn định kể từ năm 2016.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm hùm Canada chính là Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã nhập khẩu 1,2 tỷ CAD tôm hùm Canada, giảm khoảng 18 triệu CAD (tức giảm 1,5%) so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai nhưng là thị trường mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngành tôm hùm Canada. Trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm hùm Canada sang Trung Quốc tăng lên 381,9 triệu CAD. Đây là mức tăng ấn tượng (81,4%) so với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 210,6 triệu CAD.

Nhìn chung, năm 2018, Canada đã xuất khẩu 299 triệu CAD tôm hùm Bắc Mỹ sang Trung Quốc, tăng 44,7% so với 206,5 triệu CAD đạt được trong năm trước.

Khi so sánh dữ liệu năm 2018 và 2019 do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp, sẽ dễ dàng thấy, trong 9 tháng đầu năm 2019, Mỹ chỉ xuất khẩu 27,9 triệu USD tôm hùm sang Trung Quốc; trong khi 9 tháng đầu năm 2018 Mỹ đã xuất khẩu 109,7 triệu USD tôm hùm sang Trung Quốc.

Stewart Lamont, Giám đốc điều hành của doanh nghiệp Tangier Lobster, tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng doanh số đáng kể cho doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu ở Nova Scotia. Tuy nhiên, ông cho rằng việc tăng doanh số xuất khẩu tôm hùm Canada ở thị trường Trung Quốc không tuyệt vời như mọi người vẫn nghĩ.

"Bạn có thể nói rằng các nhà xuất khẩu Canada đã tăng doanh thu một cách đáng kinh ngạc nhưng thực sự thì ngư dân Canada mới là những người có doanh thu tăng đáng kinh ngạc vì chúng tôi đã phải trả thêm cho họ từ 2 đến 3 CAD. Và Trung Quốc chính là điều trớ trêu cuối cùng. Đó là một thị trường có nhu cầu lớn nhưng cũng là thị trường tiêu thụ với mức giá thấp".

Lamont cũng đồng ý với Irive về sự cần thiết phải đa dạng hóa thị trường. Vì ngay khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chấm dứt, Mỹ sẽ lấy lại vị trí vốn có trên thị trường tôm hùm. Khi đó, Lamont tin rằng, 50% lợi nhuận trên thị trường tôm hùm (hiện đang được thu bởi các nhà xuất khẩu tôm hùm Canada) sẽ quay trở lại Mỹ.

Do đó, Irive cho biết, Tổ chức LCC ngoài việc tập trung phần lớn ngân sách tiếp thị tại thị trường châu Âu, cũng sẽ tiếp tục hướng tới cả thị trường châu Á.

"Chiến lược thị trường Trung Quốc sẽ thúc đẩy xuất khẩu tôm hùm Canada và nhắc nhở mọi người về Thương hiệu tôm hùm của chúng tôi. Nói rộng hơn, khi chiến tranh thương mại kết thúc, chúng tôi sẽ muốn đảm bảo rằng chúng tôi đã đa dạng hóa các thị trường trọng điểm trên toàn thế giới".

Ngoài ra, các nhiệm vụ thương mại tập trung vào việc đa dạng loài cũng đã được lên kế hoạch, bao gồm một kế hoạch thực hiện vào tháng 2, sử dụng nguồn vốn được cung cấp bởi một chương trình liên bang khác, "Chiến lược tăng trưởng đầu tư thương mại Đại Tây Dương" sẽ đến với Việt Nam, Indonesia và Đài Loan. Các hoạt động khác (cũng thuộc chiến lược dành riêng cho tôm hùm) bao gồm các nỗ lực của đại sứ chương trình tiếp thị tập trung vào các quốc gia, tiếp thị kỹ thuật số và quảng bá Thương hiệu tôm hùm Canada.

Ngọc Thúy (Theo undercurrentnews)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác