Trung Quốc mở các tuyến đường cung cấp hải sản mới (28-02-2019)

Một trong những thành phố lớn nhất và hướng nội nhất của Trung Quốc, Lan Châu, là thành phố mới nhất có được đường hàng hóa hàng không để nhập khẩu hải sản từ Đông Nam Á. Khi Trung Quốc đàm phán để chấm dứt căng thẳng thương mại với Mỹ, nước này cũng đang bận rộn mở các tuyến giao dịch thủy sản và các đường cung cấp mới theo chính sách Một vành đai, một con đường (còn gọi là Con đường tơ lụa mới) để mở cửa giao dịch thông qua các tuyến đường vận chuyển mới.
Trung Quốc mở các tuyến đường cung cấp hải sản mới
Ảnh minh họa

Cách đây không lâu, nhập khẩu hải sản vào Trung Quốc được chuyển qua một số cảng và sân bay, đây là một trong những lý do tại sao buôn lậu lại là một con đường phổ biến như vậy để đưa hải sản vào nước này. Tuy nhiên, gần đây, một lô hàng cá hố, cá mú và tôm 15 tấn từ Thái Lan đã hạ cánh tại sân bay Trung Châu, nằm ở sa mạc bên ngoài Lan Châu – địa điểm mới nhất trong một loạt các cảng và sân bay nội địa hiện được phép nhập khẩu hải sản.

Theo một tuyên bố từ ban quản lý sân bay: Với một dịch vụ nhập khẩu hải sản mới từ Đông Nam Á, giờ đây chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp cận với những người dân địa phương. Việc tăng nguồn cung nhập khẩu các loài hải sản chủ lực như cá hố cũng là mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc trong việc ổn định giá.

Tương tự, tại thành phố Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây), dịch vụ thương mại của Air Asia từ Kuala Lumpur đến sân bay Wu Wei đã trở thành tuyến đường cung cấp của cả cá mú Indonesia, cá hồi Chile và tôm hùm Canada, tất cả đều được vận chuyển sang Nam Ninh, địa phương năm ngoái đã được cấp quyền xử lý thủ tục hải quan về nhập khẩu thực phẩm.

Các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm đến việc bán hàng sang Trung Quốc hiện có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết cho các cảng nhập cảnh, vì các hãng vận tải Trung Quốc và khu vực đã chạy đua để tăng cường dịch vụ đến các sân bay trong khu vực để phục vụ khách du lịch ra nước ngoài ngày càng tăng. Khách du lịch Trung Quốc đã trở thành khối du khách hàng đầu ở những nơi như Thái Lan và Nhật Bản, và ở nhiều thành phố của Nga và ở các đảo Ấn Độ Dương như Mauritius. Điều này mở ra một mạng lưới hoàn toàn mới về các tuyến hàng không - với các tùy chọn hàng hóa mới - phục vụ các thành phố khu vực của Trung Quốc.

Một số chính quyền địa phương đã có những bước đi xa hơn bằng cách sử dụng các tuyến thương mại mở để xây dựng các chợ hải sản khổng lồ làm điểm thu hút khách du lịch và động lực kinh tế. Lần đột phá gần đây nhất là Cảng cá Trung tâm Chu Hải Hong Wan, được khai trương gần đây tại thành phố thịnh vượng giáp trung tâm đánh bạc của Macau.

Theo Liu Jia Wen, Phó thị trưởng Chu Hải, người thực hiện lễ khai mạc chính thức cùng với Gao Qing Ying, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp địa phương cho biết: Khu vực rộng 720.000 m2 bao gồm 800 bến cho tàu thuyền cũng như các chợ và sẽ trở thành trung tâm phân phối của Nam Trung Quốc phục vụ Chu Hải, Macao và Hồng Kông.

Sự phát triển của Chu Hải cũng phản ánh một xu hướng khác trong chính phủ Trung Quốc là khuyến khích sự xuất hiện của các khối kinh tế khu vực bên trong Trung Quốc. Xa hơn về phía bắc, gần Bắc Kinh, thành phố cảng Thiên Tân là một trong ba khu vực thử nghiệm trên toàn quốc (hai khu vực còn lại thuộc tỉnh Quảng Tây và Giang Tây) để thông quan cảng nhanh chóng cho các sản phẩm thực phẩm. Theo Du Lin, Trợ lý Tổng giám đốc khu Hai Ji Xing  nói trên kênh truyền hình Bắc Kinh: Trong quá trình thử nghiệm, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ cảng đến Khu Hậu cần Thực phẩm Hai Ji Xing, nơi quá trình xử lý hải quan được thực hiện trong vòng hai giờ.

Khu Hai Ji Xing là một phần của khu vực thử nghiệm chính thức “Khu vực Thử nghiệm Kiểm dịch Jing Jin Ji” – “Jing Jin Ji” là một khối bao gồm 112 triệu người ở các tỉnh Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc. Mục đích chính của khối là cung cấp thực phẩm - và cụ thể là hải sản - vào khu vực. Ông Du tự tin rằng nguồn cung sẽ tăng đáng kể và chỉ ra rằng khu vực thử nghiệm cách các chợ bán buôn và nhà hàng ở Bắc Kinh 1,5 giờ lái xe.

Ngoài việc tăng nguồn cung, chính phủ Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc hạ giá thủy sản. Chu Hải đang cung cấp một khoản trợ cấp 100.000 CNY (15.000 USD, 13.200 EUR) cho 10 công ty để giúp họ mở rộng đội tàu chuỗi lạnh để xử lý hải sản, do đó làm tăng nguồn cung thực phẩm địa phương. Theo khảo sát của Bộ Thương mại Trung Quốc tại 36 thị trường trên toàn quốc, giá hải sản phần lớn không thay đổi so với cùng kỳ vào tháng 11 và tháng 12. Điều này cho thấy giá của các loài hải sản chủ lực bao gồm cá chép và cá hố vẫn ổn định ở Trung Quốc.

Thật dễ dàng để thấy mức độ thặng dư thương mại lớn về hải sản của Trung Quốc đang bị thu hẹp. Nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc đã tăng mạnh 31% từ năm 2013 đến 2017. Xuất khẩu năm 2017 đạt 4,34 triệu tấn, trị giá 21,1 tỷ USD (18,6 tỷ EUR), tăng 2,40 và 1,99% so với năm trước. Nhập khẩu tổng cộng 4,89 triệu tấn, trị giá 11,3 tỷ USD (10 tỷ EUR) - tăng 21,1% về lượng và 21,03% về giá trị.

Bằng cách mở các cảng và sân bay để nhập khẩu, Trung Quốc đang tìm cách đưa ra nhiều lựa chọn cung cấp hải sản (và các thực phẩm khác) để giữ giá ổn định và giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào, đặc biệt là trong thời đại căng thẳng thương mại. Đây là mục tiêu của Chiến lược Một Vành đai, Một Con đường - các tuyến cung ứng mới mở ra các lựa chọn cho các nhà xuất khẩu. Nhưng điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh về các nguồn lực khi việc vận chuyển đến Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn.

HNN (Theo seafoodsource)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác