Thương mại thủy sản đánh giá quá thấp sản lượng toàn cầu (23-10-2017)

Theo nghiên cứu công bố ngày 9 tháng 10 năm 2017 trên tạp chí Scientific Reports, việc bảo tồn các nguồn lợi cá bị suy giảm đang bị cản trở nghiêm trọng bởi sự kiểm soát thương mại toàn cầu kém.
Thương mại thủy sản đánh giá quá thấp sản lượng toàn cầu
Ảnh minh họa

Nghiên cứu này do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Hệ sinh thái của Đại học Salford (nước Anh) thực hiện, đã xem xét số liệu thống kê sản lượng và thương mại toàn cầu đối với các loài cá “cá hồng” (snapper) phổ biến và đã tìm thấy sự không nhất quán lớn trong hồ sơ ghi chép có nghĩa là việc buôn bán cá hồng được báo cáo chính thức có thể đã bị đánh giá thấp hơn 70%.

Những chênh lệch lớn được phát hiện giữa lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ cá hồng lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu do các nhà cung cấp chính khai báo - Mexico, Panama và Brazil.

New Zealand báo cáo xuất khẩu cá hồng rất mạnh nhưng nghiên cứu cho thấy rằng cá được buôn bán thực sự là cá tráp (silver seabream) - địa phương gọi là “cá hồng”, nhưng thuộc họ cá khác. Do đó, xuất khẩu cá hồng toàn cầu bị tăng gần 30%. Những khác biệt này có thể xảy ra đối với các loài cá có giá trị và bị khai thác khác mà không có mã số thương mại chi tiết, chẳng hạn như cá mú (groupers), cá đù (croakers) và cá rô biển sâu (orange roughy).

Giáo sư Stefano Mariani, chuyên gia về di truyền học bảo tồn cho biết: “Nếu không có khả năng theo dõi chính xác các loài cá trong thương mại, hoặc liên kết nguồn gốc xuất xứ với tiêu dùng, thì nguồn lợi các loài cá hồng và các loài cá khác dễ bị tổn thương có thể bị khai thác quá mức thay vì được bảo vệ.”

“Vấn đề tương tự là các loài quý hiếm đang được buôn bán mà không được chú ý, khách hàng đang tiêu thụ một sản phẩm khác với tên trên nhãn hàng, cả ở các cửa hàng và nhà hàng.”

“Điều đáng lo ngại là những thiếu sót hiện nay trong các quy định thương mại thậm chí còn cho phép dán nhãn “bò”, cho phép các công ty kinh doanh bất hợp pháp động vật hoang dã, trâu, bò rừng, các loài linh dương, v.v. mà không ai chú ý.”

Nhóm nghiên cứu kết luận: Một phần của vấn đề là hệ thống phân loại thương mại toàn cầu xếp cá vào một bản mô tả rộng, cho phép các loài bị khai thác quá mức gộp vào các mã thương mại chung với nhiều loài.    

Tiến sĩ Donna- Mareè Cawthorn, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Họ cá hồng gồm hơn 100 loài; có thay đổi nhiều về số lượng, phân bố, giá trị và khả năng dễ bị khai thác quá mức. Tuy nhiên, những loài này bị mất các đặc tính khi chúng bị đánh bắt lên và vận chuyển sang nước ngoài.”

Tiến sĩ Cawthorn sử dụng “thống kê gián tiếp” (mirror statistics), so sánh số liệu thống kê xuất khẩu và nhập khẩu từ các cơ sở dữ liệu hải quan đối với mỗi quốc gia buôn bán cá hồng, và kiểm tra chéo số liệu này với số liệu kinh doanh cá hồng chính thức được báo cáo cho Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO).

Theo Tiến sĩ Cawthorn “Tổng lượng nhập khẩu toàn cầu của một mặt hàng sẽ tương đương với tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, bất cứ khi nào bạn nhận thấy số liệu này không khớp, điều đó có nghĩa là có quốc gia nào đó không báo cáo lượng nhập khẩu hoặc lượng xuất khẩu, hoặc cả hai”, cùng với việc kinh doanh không báo cáo có thể liên quan đến sản lượng khai thác trái phép.  

Cá hồng là một trong những hải sản có giá trị nhất của Hoa Kỳ, cá hồng philê tươi ngon có khi lên đến 75 đô la Mỹ/kg. Cá hồng đỏ (red snapper) hiện đang là trung tâm của cuộc tranh luận giữa chính quyền Trump và các nhà bảo tồn – họ cho rằng nghề câu cá giải trí đang gây nguy hiểm cho các loài hải sản. 

Vũ Hậu (theo phys.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác