Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường cá tra thế giới (10-01-2017)

Mục tiêu nghiên cứu. Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đòi hỏi thông tin kịp thời và đáng tin cậy về sản xuất, thị trường nhằm giúp xây dựng và giám sát chính sách phát triển phù hợp. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm cá tra (pangasius), một trong những loài nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới (FAO - 2010). Với sản lượng đạt 1.6 triệu tấn vào năm 2012, cá tra là một trong số ít loài có sản lượng vượt mức 1 triệu tấn/năm. Việt Nam là nhà sản xuất cá tra chính, chiếm hơn 75% sản lượng cá tra toàn cầu. Một số nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Trung Quốc và Lào cũng đang gia tang sản lượng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường cá tra thế giới
Ảnh minh họa

Những năm trở lại đây, giá xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm liên tục. Việc giá xuất khẩu liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận giảm là mối quan ngại đối với các nhà sản xuất cá tra. Một số giải thích cho sự sụt giảm giá xuất khẩu là do sản lượng tăng quá mức và ghi ngờ rằng cung đã vượt cầu. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ ước lượng hệ thống đường cầu ngược để tìm hiểu tác động của việc tăng sản lượng lên giá xuất khẩu nhằm làm rõ giả thiết trên. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem giữa các thị trường tương tác với nhau thế nào (có thay thế cho nhau không) và ảnh hưởng của quy mô tiêu dùng lên nhu cầu cá tra.

Với các thị trường nhập khẩu hiện nay, việc tăng sản lượng có thể tác động tiêu cực đến giá xuất khẩu và làm giảm lợi nhuận ngành.  Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy chỉ số độ tự co giãn của giá theo sản lượng chỉ ở mức từ -0.20 tới -0,92, tùy vào thị trường, và bình quân có trọng số chỉ là -0.42. Chỉ số này cho thấy nếu sản lượng tăng 1% thì giá xuất khẩu giảm bình quân khoảng 0.42%. Giá trị tuyêt đối của chỉ số này nhỏ hơn 1 cho thấy thị trường cá tra còn nhiều tiềm năng.  Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy cá tra là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các thị trường nhập khẩu lớn như EU và Bắc Mỹ có khả năng thay thế nhau. Là mặt hàng thiết yếu, ngành cá tra được dự báo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của quy mô tiêu dung; tức là ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái hay bùng nổ kinh tế. Vì là loại thực phẩm được ưa chuộng bởi nhóm thu nhập thấp nên các thị trường mới nổi như châu Á, Nam Mỹ và châu Phi còn nhiều tiềm năng.

Hệ thống cầu ngược gần lý tưởng (IAIDS)

Hệ thống cầu gần như lý tưởng IAIDS xuất phát từ đặc điểm của hàm (Eales & Unnevehr, 1994) và tương tự như cấu trúc của hàm AIDS gốc được phát triển bởi Deaton và Muellbauer (1980a), nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2015.

Wi là tỉ lệ chi tiêu hàng hóa i trên tổng thu nhập, qj là lượng cầu hàng hóa và lnQ là chỉ số lượng được xác định bởi:

Các ràng buộc về hệ thống cầu (tính cộng dồn, tính đồng nhất, và tính đối xứng) được thể hiện dưới dạng các hệ số mô hình:

Các ràng buộc về hệ thống cầu (tính cộng dồn, tính đồng nhất, và tính đối xứng) được thể hiện dưới dạng các hệ số mô hình:

Tính cộng dồn:

Tính đồng nhất:

Tính đối xứng: ( )

Công thức (1) và (2) kết hợp cho thấy mô hình cầu ngược có cấu trúc phi tuyến tính. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số và ước tính hệ thống IAIDS phi tuyết tính một cách trực tiếp nhằm tránh các kết quả sai lệch có thể có.

Độ co giãn theo giá riêng và co giãn chéo theo giá chéo được thể hiện bằng hàm:

Độ co giãn quy mô được thể hiện bằng hàm:

Trong đó, f­­­ij là độ co giãn theo giá và và fi là độ co giãn quy mô.

Độ co giãn có thể được giải thích tương tự như là sự co giãn. Độ co giãn theo giá riêng <1 về giá trị tuyệt đối có nghĩa là nhu cầu không thay đổi đối với hàng hóa thay thế. Độ co giãn giá chéo âm hay dương cho thấy sự thay thế về lượng và sự bổ sung về lượng. Độ co giãn quy mô giải thích sự thay đổi về giá do sự mở rộng về tiêu dùng. Độ co giãn quy mô <-1 đối với hàng hóa thiết yếu và > -1 đối với hàng hóa xa xỉ (Eales & Unnevehr, 1994; Park & Thurman, 1999).

Dữ liệu

Dữ liệu xuất khẩu cá tra Việt Nam hàng tháng đều có sẵn trên website của Trung tâm thương mại thế giới (www.trademap.org), WTO (số liệu trong giai đoạn 2007-2014). Sản phẩm cá tra như cá tra phi lê được phân loại thành 2 mã riêng biệt: Mã HS030429 (cá tra phi lê đông lạnh) trong giai đoạn 2007–2012 và mã HS030462 (cá tra phi lê đông lạnh) sau năm 2012. Mặc dù mã sản phẩm HS030429 được áp dụng cho tất cả các loại cá phi lê đông lạnh, dữ liệu kiểm tra chéo trước 2012 cho thấy hơn 95% cá phi lê đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam là cá tra. Dữ liệu hàng tháng được báo cáo dưới dạng giá trị (USD) và số lượng (kg) về các nước nhập khẩu.

Dữ liệu về các nước nhập khẩu được tập hợp thành các dữ liệu về 7 khu vực thị trường, dựa vào vị trí địa lý. 7 vùng này bao gồm ASEAN và Đông Á (10 nước châu Á, Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc); Bắc Mỹ (Canada và Mỹ); châu Đại Dương (Úc và New Zealand), Nga và Đông Âu (Nga và các nước Xô viết cũ); Nam và Trung Mỹ; Tây Âu và các nước còn lại.

Hình 1- Giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường trong giai đoạn 2007-2014 (nguồn: ITC – 2015).

 

Hình 1 cho thấy giá xuất khẩu trung bình (USD/kg) của 7 vùng thị trường. Giá xuất khẩu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2014. Giá xuất khẩu cao nhất là ở Bắc Mỹ, thấp nhất là ở Nga và các nước Đông Âu và dao động ở các nước còn lại.

Các kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng về hệ số đàn hồi của giá theo sản lượng, quy mô tiêu dùng của từng khu vực nhập khẩu được trình bày ở Bảng 1.

 

Bảng 1. Độ đàn hồi của giá theo sản lượng  và quy mô tiêu dùng theo các khu vực nhập khẩu

 

 

Thị trường nhập khẩu

Quy mô

Lượng

LnQ

R2

 

Asean & Đông Á

Bắc Mỹ

Châu Đại Dương

Nga & Đông Âu

Nam và Trung Mỹ

Tây Âu

Các nước còn lại

 
 

αi

γ1i

γ2i

γ3i

γ4i

γ5i

γ6i

γ7i

βi

 

w1

2.689

0.552

           

-0.091

0.99

 

0.572

0.032

           

0.036

 

w2

7.844

-0.124

1.841

         

-0.344

0.99

 

0.927

0.038

0.094

         

0.059

 

w3

1.482

-0.002ns

-0.100

0.272

       

-0.037 ns

0.98

 

0.376

0.023

0.025

0.046

       

0.024

 

w4

4.050

-0.041 ns

-0.164

-0.007 ns

0.851

     

-0.167

0.99

 

0.862

0.023

0.048

0.015

0.046

     

0.055

 

w5

-14.337

-0.241

-0.862

-0.083 ns

-0.357

2.572

   

1.023

0.97

 

0.783

0.072

0.130

0.047

0.107

0.176

   

0.049

 

w6

8.238

-0.150

-0.587

-0.077

-0.275

-1.012

2.097

 

-0.401

0.99

 

1.002

0.039

0.065

0.027

0.049

0.129

0.110

 

0.064

 

w7

0.035 ns

0.005 ns

-0.004 ns

-0.004 ns

-0.007 ns

-0.017 ns

0.004 ns

0.022

0.017 ns

0.91

 

0.437

0.007

0.020

0.004

0.011

0.055

0.023

0.005

0.028

 

ns  cho thấy hê số không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.  Sai số chuẩn để trong ngoặc kép.

 

 

 

Bảng 1. Độ đàn hồi của giá theo sản lượng lượng và quy mô tiêu dùng theo các khu vực nhập khẩu

 

 

 

Thị trường nhập khẩu

Quy mô

Lượng

Thị phần

 

 

 

Asean & Đông Á

Bắc Mỹ

Châu Đại Dương

Nga & Đông Âu

Nam và Trung Mỹ

Tây Âu

Các nước còn lại

 

 

 

fi

f1i

f2i

f3i

f4i

f5i

f6i

f7i

wi

 

 

 

Asean & Đông Á

-1.122

-0.289

-0.083

-0.028 ns

-0.075

-0.008 ns

-0.061

0.034 ns

7.5%

 

 

 

 

0.049

0.039

0.011

0.041

0.019

0.016

0.008

0.019

 

 

 

Bắc Mỹ

-1.142

-0.265

-0.354

-0.353

-0.286

-0.027 ns

-0.231

0.036 ns

24.2%

 

 

 

 

0.025

0.036

0.021

0.048

0.028

0.029

0.012

0.036

 

 

 

Châu Đại Dương

-1.100

-0.015ns

-0.055

-0.270

-0.022 ns

0.014 ns

-0.029

-0.007 ns

3.7%

 

 

 

 

0.065

0.020

0.007

0.043

0.013

0.010

0.006

0.012

 

 

 

Nga & Đông Âu

-1.160

-0.101

-0.122

-0.057 ns

-0.248

0.027 ns

-0.109

-0.002 ns

10.5%

 

 

 

 

0.053

0.026

0.012

0.037

0.032

0.022

0.010

0.027

 

 

 

Nam và Trung Mỹ

-0.151

-0.130

-0.133

-0.068 ns

-0.090

-0.200

-0.097

-0.164

12.1%

 

 

 

 

0.041

0.028

0.016

0.038

0.027

0.042

0.011

0.057

 

 

 

Tây Âu

-1.102

-0.330

-0.393

-0.314

-0.431

0.058 ns

-0.575

0.082 ns

39.4%

 

 

 

 

0.016

0.048

0.022

0.068

0.042

0.038

0.019

0.050

 

 

 

Các nước còn lại

-0.937

0.007 ns

-0.002 ns

-0.009 ns

-0.007 ns

-0.015 ns

0.001

-0.917

2.7%

 

 

 

 

0.105

0.006

0.004

0.008

0.007

0.010

0.003

0.019

 

 
                           

 

ns  cho thấy hê số không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Sai số chuẩn để trong ngoặc kép.

Kết quả bảng 1 cho thấy, hệ số tự đàn hồi của giá theo lượng nhập ở tất cả các thị trường có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1 (hệ số nằm trên đường chéo và được bôi đậm). Hệ số này chỉ ra rằng khi sản lượng xuất tăng 1% thì giá nhập sẽ giảm ít hơn 1%, bình quân có trọng số (theo thị phần) chỉ là 0.42%. Nói khác hơn, các nhà sản xuất cá tra còn nhiều tiềm năng để gia tăng sản lượng sản xuất mà không lo sợ về giá giảm quá mạnh đẩy lợi nhuận xuống dưới mức hòa vốn. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định kiến nghị việc gia tăng sản lượng sản xuất cá tra. Việc gia tăng hay không còn phải tính toán ở nhiều khía cạnh khác, chứ không chỉ dựa vào thông tin dự báo thị trường.

Hệ số đàn hồi theo quy mô (cột thứ 2 bảng 1) cho thấy, trừ khu vực Nam Mỹ, tất cả các khu vực nhập khẩu còn lại có giá trị gần bằng 1. Kết quả này cho thấy khi quy mô tiêu dùng (tức thu nhập) tăng hay giảm thì nhu cầu cá tra vẫn không thay đổi nhiều. Nói khác hơn, ở hầu hết các thị trường, cá tra được coi là sản phẩm thiết yếu, nhu cầu sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế. Người tiêu dùng ở thị trường Nam Mỹ coi cá tra là mặt hằng cao cấp (hệ số đàn hồi theo quy mô rất nhỏ hơn 1) có lẽ vì cá tra mới được xuất vào đây, có đặc điểm giống cá thị trắng khác. Người thu nhập cao ở khu vực Nam Mỹ là đối tượng tiêu thụ nhiều cá tra.

Hầu hết chỉ số độ đàn hồi chéo (nằm 2 bên của đường chéo bảng 1) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và giá trị âm. Điều này cho thấy các thị trường nhập khẩu có thể thay thế lẫn nhau, nhất là giữa hai thị trường lớn Bắc Mỹ và Châu Âu. Khả năng thay thế của thị trường cho thấy, một khi có sự bất lợi cho việc xuất khẩu sang một thị trường nhất định (ví dụ do thuế chống bán phá giá), các DN đủ khả năng chuyển hướng xuất sang thị trường khac. Đây là một thế mạnh của các DN xuất khẩu cá tra nói riêng.

Chúng tôi ước lượng lại hệ đường cầu IAIDS nhưng cho một số nước nhập khẩu chính. Kết quả trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2. Độ đàn hồi của giá theo sản lượng lượng và quy mô tiêu dùng ước lượng đối với một số nước nhập khẩu chính

Nước nhập khẩu

Quy mô

Lượng

Thị phần

Mỹ

Tây Ban Nha

Hà Lan

Ba Lan

Úc

Nhật

Các nước còn lại

fi

f1i

f2i

f3i

f4i

f5i

f6i

f7i

wi

Mỹ

-0.908

-0.223

-0.211

-0.195

-0.214

-0.235

-0.284

-0.217

21.7%

 

0.039

0.019

0.024

0.034

0.060

0.046

0.094

0.011

 

Tây Ban Nha

-1.008

-0.088

-0.177

-0.175

-0.102

-0.141

0.134 ns

-0.085

10.1%

 

0.055

0.011

0.030

0.030

0.035

0.047

0.075

0.007

 

Hà Lan

-0.972

-0.060

-0.128

-0.079

-0.084

-0.082 ns

0.046 ns

-0.067

7.2%

 

0.077

0.011

0.022

0.032

0.034

0.044

0.076

0.007

 

Ba Lan

-1.318

-0.030

-0.036

-0.042

-0.185

-0.038 ns

-0.010 ns

-0.054

5.2%

 

0.207

0.011

0.017

0.023

0.066

0.032

0.069

0.007

 

Úc

-1.060

-0.033

-0.048

-0.037

-0.035 ns

-0.191

-0.119

-0.021

3.6%

 

0.100

0.007

0.015

0.021

0.022

0.045

0.055

0.004

 

Nhật

-1.170

-0.015

0.021

0.012 ns

-0.005 ns

-0.045

-0.493

-0.010

1.4%

 

0.229

0.005

0.010

0.014

0.018

0.022

0.050

0.003

 

Các nước còn lại

-1.001

-0.459

-0.430

-0.455

-0.693

-0.329

-0.445

-0.547

50.8%

 

0.023

0.026

0.034

0.046

0.103

0.064

0.135

0.015

 

ns  cho thấy hê số không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Sai số chuẩn để trong ngoặc kép.

Bảng 2 trình bày kết quả giống như Bảng 1 nhưng cho 6 nước nhập khẩu đại diện ở 6 khu vực nhập khẩu. Chúng tôi chọn 6 nước này một phần vì là các nước nhập khẩu quan trọng, đại diện cho khu vực nhưng đồng thời vì lý do dữ liệu đầy đủ của những nước này. Kết quả Bảng 2 nhất quán với Bảng 1. Đó là cá tra còn nhiều tiềm năng mở rộng thị trường, còn khả năng tăng sản lượng, là mặt hang thiết yếu nên nhu cầu ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế và các thị trường có khả năng thay thế lẫu nhau.

            Kết luận

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu thời gian về xuất khẩu cá tra của Việt Nam ra thị trường thế giới. Việt Nam là nước chính trong sản xuất và xuất khẩu cá tra nên kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các nhà sản xuất và thương mại thế giới. Kết quả cho thấy cá tra còn nhiều tiềm năng về thị trường, là mặt hàng thiết yếu nên ít bị ảnh hưởng bởi quy mô tiêu dùng do biến động kinh tế mang lại; giữa các thị trường có khả năng thay thế, giúp các nhà xuất khẩu đủ khả năng chuyển hướng xuất khẩu khi gặp khó khăn trong một thị trường nhất định.Các kết quả này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam cũng như các nước bắt đầu nuôi cá tra. Một số giới tại Việt Nam đang kêu gọi giảm lượng sản xuất để tăng giá xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, việc kêu gọi này không có luận cứ khoa học. Trong nghiên cứu này cho thấy một chiến lược kiểm soát cung có thể sẽ làm tình hình xấu thêm đối với ngành nuôi cá tra bởi vì việc giảm cung 1% sẽ dẫn đến giá cá tra tăng ít hơn 1%. Năng suất tăng sẽ dẫn đến sản lượng cao hơn và giá thấp hơn là điển hình trong tất cả các ngành nuôi thành công. Trong trường hợp cá tra, tỷ lệ giảm giá nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ mở rộng sản xuất. Do vậy, có khả năng việc nuôi cá tra trên toàn cầu tăng trưởng mà không có sự giảm giá quá mức xảy ra. Các nước như Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Campuchia có thể phát triển nuôi cá tra lên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Sản lượng cá tra ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 1990 và đầu năm 2000. Khi đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ là chính và ngành cá tra bị thu hẹp khi phải đối diện với vấn đề chống bán phá giá của chính phủ Mỹ năm 1995. Việt Nam đã không giảm sản lượng cá tra mà ngược lại các nhà sản xuất cá tra Việt Nam vẫn tăng sản lượng đồng thời đã tìm được các thị trường mới thay thế như thị trường EU. Diễn biến này đúng với kết quả ước lượng của chúng tôi là giữa các thị trường có khả năng thay thế, đặc biệt là giữa Tây Âu và Bắc Mỹ. Điều này cho thấy các nhà xuất khẩu cá tra có khả năng lựa chọn thị trường xuất khẩu để đối phó với những bất thường có thể xảy xa ở một thị trường nhất định.

Trong hầu hết các thị trường cá tra được người tiêu dùng lựa chọn như là một sản phẩm thiết yếu, có thể đáp ứng nhu cầu thực phẩm mọi đối tượng. Như vậy nhu cầu cá tra sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế. Thực tế là, giá cá tra phi lê đông lạnh thường thấp hơn nhiều so với giá các sản phẩm thủy sản khác, và cá tra được nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp ưa thích. Do vậy, Việt Nam và các nước sản xuất cá tra khác có tiềm năng mở rộng thị trường không chỉ ở các thị trường xuất khẩu hiện tại mà còn ở các thị trường mới ít phát triển hơn như Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy ngành cá tra còn nhiều tiềm năng về thị trường, việc gia tăng sản lượng không đồng nghĩa với việc sẽ làm giá xuất khẩu sẽ giảm sâu tới dưới mức hòa vốn, nhưng kết quả cũng không có nghĩa là Việt Nam nên tăng sản lượng sản xuất. Việc mở rộng sản xuất cần phải dựa trên nhiều yếu tố (ví dụ sự cạnh tranh trong ngành, chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng sản phẩm). Tiềm năng thị trường chỉ là một yếu tố thuận lợi cho phát triển ngành.

Một trong những vẫn đề lớn cho sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới là sản phẩm ít đa dạng, nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm rất tiêu cực. Trong một nghiên cứu khác chúng tôi thực hiện cho thấy vị trí thị trường của cá tra là thấp nhất trong 12 loài thủy sản được tiêu dùng nhiều ở Pháp. Người tiêu dùng trong các thị trường lớn như EU nhận thức rằng cá tra từ Việt Nam là mặt hàng bẩn, rẻ tiền và không an toàn. Nhận thức này một phần xuất phát từ các thông tin sai lệch của truyền thông các nước nhập khẩu dưới sự bảo trợ của các nhà sản xuất sản phẩm cạnh tranh. Việt Nam cần có những nghiên cứu bài bản về nhận thức của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu (nhất là ở EU) liên quan đến sản phẩm cá tra. Từ đó làm căn cứ khoa học cho các chiến lược truyền thông hiệu quả.

Sản phẩm cá tra còn rất đơn điệu (chủ yếu là phi lê đông lạnh). Các doanh nghiệp và giới nghiên cứu cần hợp tác với sự hỗ trợ của chính phủ để có những giải pháp pháp phát triển sản phẩm mới. Các sản phẩm mới cần chú ý tới khía cạnh an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng trong các nước phát triển rất quan tâm tới những cải tiến theo hướng sinh thái (eco-innovation), phát triển xanh hay nền kinh tế tái sử dụng. Ngành cá tra của Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những xu hướng này.

TS. Nguyễn Tiến Thông

Giáng Hương (dịch)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác