Phương thức canh tác truyền thống trồng lúa kết hợp nuôi cá tại Ấn Độ (30-12-2016)

Lúa là một mặt hàng nông nghiệp chủ yếu của Ấn Độ, với diện tích trồng lúa của nước này khoảng 41 triệu ha. Tuy nhiên, năng suất trồng lúa vẫn ở mức thấp khi so sánh với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại có tiềm năng nuôi thủy sản kết hợp, đặc biệt là ở các vùng đất hình lòng chảo, vùng đất thấp và ngập nước.
Phương thức canh tác truyền thống trồng lúa kết hợp nuôi cá tại Ấn Độ
Ảnh minh họa

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản biện nay, nuôi trồng thủy sảnvùng đất  theo cách truyền thống/ngẫu nhiên với mật độ thấp đang trở nên phổ biến hơn nhiều so với nuôi trồng thủy sản buôi trồng thủy sản ộ thấp đang trở nêhiện đại. Phương th đa dinhtrơng th đ sơng th đa dinh dưỡng hấp đang trở nên phổ (IMTA) tạo ra các sản phẩm phụ, gồm cả chất thải từ loài thủy sản này và sử dụng như đầu vào (phân bón, thức ăn) cho các loài khác. Ở những cánh đồng có nước giữ lại trong ruộng từ 3-8 tháng mỗi năm, nuôi ghép lúa - cá (PFC) có thể bổ sung thêm 1 vụ cá. Nuôi cá trên cánh đồng lúa vẫn giữ lại nước sau khi đã thu hoạch vụ lúa trở thành một nghề cải thiện thêm cho nông dân. Việc nuôi cá trong các đồng ruộng mà vẫn ngập ngay cả sau khi lúa được thu hoạch cũng có thể là một nghề nghiệp cho nông dân.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự ra đời của các giống lúa có năng suất cao, việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và các sản phẩm chống cỏ dại – phần lớn trong số này gây độc hại lớn với thủy sản, kể cả với hàm lượng nhỏ- đã trở nên rộng rãi phổ biến và khiến cho việc nuôi cá trên các cánh đồng lúa nước giống lúa năng suất cao trở nên khó thực hiện.

Nuôi ghép lúa – cá là một hình thức canh tác có từ lâu đời ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Malaysia, Ý, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại một số tỉnh miền Đông Bắc Ấn Độ, mô hình canh tác này được phổ biến rộng rãi. Khi ruộng lúa ngập nước trong vài tháng, cá có thể phát triển với chi phí thấp bên cạnh việc thu hoạch lúa. Hơn 80 triệu hec ta đất trồng cung cấp gạo cho cả thế giới, và nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì những cánh đồng nuôi ghép cá –lúa sẽ đạt năng suất từ 3tạ/ha trở lên trong suốt thời gian ngập nước từ 3 đến 8 tháng.

Những loài cá thường được nuôi ghép trong hệ thống canh tác cá - lúa

Một số loài cá thường được nuôi ghép bao gồm cá chép (Cyprinus carpio), cá chép vảy (Cyprinus carpio var communis), cá chép kính (Cyprinus carpio var specularis), cá chép trơn (Cyprinus carpio var nudus), và các giống cá chép Ấn Độ như cá catla (catla catla), rohu (Labeo rohita) and mrigala (Cirrhinus mrigala). Những giống này là những loài ăn tạp tầng đáy hoặc có đặc điểm tương tự, và đặc trưng bởi mình dày và đầu ngắn.

Ruộng lúa và chuẩn bị ruộng lúa

Các tiêu chí để lựa chọn ruộng cho canh tác nuôi ghép lúa - cá bao gồm khu vực thấp, nước chảy dễ dàng; đồng thời, đất ruộng lúa nên có phân hữu cơ màu mỡ và có khả năng giữ nước cao. Các giống lúa có rễ mạnh, và cây lúa nói chung là không bị ảnh hưởng khi kết hợp với nuôi cá.

Về vấn đề xây dựng ao nuôi, các ruộng được chọn nuôi ghép cá - lúa thường được chuẩn bị từ tháng 2 bằng cách đắp kè bờ dọc theo ruộng lúa. Ruộng lúa nước ở khu vực này rất phù hợp để kết hợp nuôi cá vì kết cấu ao nuôi vững chắc, khả năng giữ nước cao đồng thời cũng ngăn chặn được cá thoát ra ngoài suốt mùa lũ. Kè bờ được thiết kế đủ vững chắc để có thể xây cao hơn tùy thuộc vào vị trí và địa hình của ruộng lúa. Cọc tre được sử dụng để hỗ trợ và tăng cường cấu trúc.

Sau khi hoàn thành việc đắp bờ, nền các ruộng lúa được san bằng bởi tấm gỗ tại địa phương được gọi là sampya. Công việc làm cỏ bằng tay được thực hiện trong tháng hai, tiếp theo là xây dựng các rãnh nuôi cá để dễ dàng luân chuyển, lưu trữ và thoát nước. Hai hoặc ba rãnh được đào ở giữa mỗi ruộng lúa. Các rãnh nước này phân chia ruộng theo chiều ngang và dọc. Hầu hết tất cả các ruộng đều có 2 rãnh ở trong và nhiều các rãnh nối ra bên ngoài. Các rãnh ở bên trong có tác dụng điều tiết nước ở trong ruộng, các rãnh nước nối với bên ngoài – nằm ở mặt đáy của kè – được dùng để dẫn nước tưới tiêu cho lúa và cá. Một rãnh nữa được xây dựng ở giữa kè được sử dụng để duy trì mức nước thích hợp.

Quản lý nuôi ghép cá - lúa

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, ruộng lúa đã sẵn sàng để cấy lúa và thả cá giống. Tuy nhiên, việc thả giống thường được tiến hành sau 15 ngày kể từ khi trồng lúa non (mạ). Những nông dân nuôi cá chuyên nghiệp thường nuôi riêng cá giống tới kích cỡ trung bình trong những bể nhỏ trong thời gian khoảng 1 đến 2 tháng, sau đó mới bán cá giống cho những người khác để nuôi tiếp đến kích cỡ thương mại tại các ruộng lúa và trang trại.

Bảng 1 - Đặc điểm lý hóa của đất

Tham số

Phạm vi, đặc điểm

Cát

85.71 - 96.62 (%)

Phù sa

3.12 - 11.69 (%)

Đất sét

0.26 - 2.86 (%)

pH

5.00 - 5.70

Carbon hữu cơ (%)

1.15 - 2.54 (%)

Thành phần hữu cơ

8.24

Màu đất

Nâu nhạt, hơi đen

Tổng số ni-tơ

0.22 - 2.54 (%)

Tầng đất

Đất mùn, đất cát

Phốt pho có sẵn

2.90 - 4.50 mg/100 g

Về quản lý tưới tiêu, nông dân ở các khu vực này có kiến thức vững vàng và nhiều kinh nghiệm dẫn nước về ruộng lúa. Họ xây dựng rào chắn bằng cọc gỗ và tre qua suối, ngòi, … để chuyển hướng dòng nước kênh thủy lợi, dẫn nước vào các cánh đồng lúa. Các kênh đào thủy lợi rộng từ 0,5 đến 2 mét.

Đầu vào dùng cho mô hình nuôi ghép cá- lúa chủ yếu dựa vào phân bón hữu cơ từ chất thải của các loài động vật như gia cầm, lợn và gia súc; chất thải thực vật như vỏ trấu, bã bia, tro rơm sau thu hoạch; và phân hữu cơ như rơm rạ bị phân hủy, cỏ dại và cây lúa…. Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây lúa nước sâu có thể rất cao, và tỷ lệ phân bón vô cơ khuyến cáo bao gồm nitơ và kali ở mức 60 kg/ha. Tuy nhiên, chúng được áp dụng tại ba thời điểm khác nhau, lúc mới trồng, khi cày ải đất và khi lúa bắt đầu trỗ.

Các loài cá được nuôi trong các hệ thống nuôi ghép cá - lúa cần phải khỏe mạnh và có khả năng sống sót trong vùng nước nông, chịu được sự biến động nhiệt độ, chịu được độ đục cao trong môi trường nước nuôi, và có thể đạt kích cỡ thương mại trong một khoảng thời gian ngắn. Trước khi thả cá giống vào ruộng lúa, lúa non phải được cấy xong, thường là vào tháng Tư, và sau đó ruộng lúa phải được duy trì trạng thái như vậy trong hai tuần để lúa non mọc rễ và cứng cáp. Sau đó, thả cá giống với mật độ khoảng 2.500 con/ha; thời gian nuôi cá dao động từ 3-6 tháng và lúa từ 5-7 tháng.

Thu hoạch

Công cụ được sử dụng để thu hoạch cá là nơm. Trong cùng một vụ mùa, với thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng, sản lượng cá có thể đạt 200-300 kg/ha, trong khi đó với thời gian khoảng 5-6 tháng, sản lượng cá thu hoạch theo báo cáo đạt 400-500 kg/ha. Thu hoạch bắt đầu từ việc tháo nước ra khỏi ruộng thông qua các rãnh nước ra bên ngoài, do đó, cá và nước tập hợp lại tại các rãnh ở giữa ruộng lúa để ra ngoài và có thể thu hoạch bằng nhiều phương pháp bao gồm bắt bằng tay hoặc các phương pháp khác. Cá được thu hoạch được bỏ vào trong giỏ nhựa để còn sống trước khi mang bán. Sau khi thu hoạch cá, nông dân gặt lúa vào cuối tháng 9 hoặc tháng 10. Năng suất lúa dao động từ 3.500-4.500 kg/ha.

Tiêu thụ cá

Do nhu cầu cao của thị trường, cá được thu hoạch trong ruộng lúa được bán ngay ở chợ địa phương, còn sống hoặc tươi. Cá sống bán với giá khoảng 120 Rupee/kg và cá tươi giá 100 Rupee/kg tuy nhiên giá cả thị trường có thể thay đổi theo mùa. Nhiều nông dân bán cá ở chợ cá hay ngay tại ruộng. Trong thời điểm vào mùa rộ, cá tại các ruộng lúa có thể đến được thị trường trung tâm.

Triển vọng mô hình nuôi trồng tích hợp

            Mô hình nuôi cá – lúa tích hợp mang lại lợi ích lớn cho người nông dân bên cạnh việc thu hoạch lúa và cá. Mặc dù diện tích tiềm năng cho phát triển mô hình cá – lúa tại Ấn Độ khoảng 23 triệu ha, song diện tích canh tác cá – lúa hiện tại chỉ dưới 1 triệu ha.

Mô hình này cần phải được đánh giá, phân tích thêm để có các chiến lược quản lý phù hợp. Nuôi cá – lúa tích hợp giúp tăng năng suất và sản lượng cả cá và lúa. Lúa được lợi từ việc cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung từ phân cá. Ngược lại, cá cũng nhận được lợi ích từ các vi sinh vật có lợi từ việc trồng lúa. Tuy nhiên, lúa đòi hỏi dinh dưỡng chính dưới dạng phân bón vô cơ, trái lại cá cần dinh dưỡng từ chất hữu cơ. Vì vậy, phân bón hữu cơ và vô cơ cần phối hợp để tối ưu hóa sản lượng cả lúa và cá. Sự kết hợp giữa phân bón hữu cơ và vô cơ cũng giúp duy trì môi trường nước và đất khỏe mạnh.

Các thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu trang trại thuộc Cục quản lý nước Bhubaneswar cho thấy, năng suất bình quân của lúa tương tương với năng suất trong mô hình luân canh cá lúa, ước tính 6.57 tấn/ha. Như vậy, mô hình này đem lại lợi ích lớn: cả năng suất và thu nhập đều tăng.

Các hệ thống canh tác tích hợp giúp sử dụng đất hiệu quả và tiết kiệm, với rất ít lao động bổ sung cần thiết - các khoản tiết kiệm lao động có thể được áp dụng để làm cỏ và bổ sung thức ăn. Năng suất lúa tăng từ 15 đến 20 %, do tác dụng của bón phân hữu cơ gián tiếp thông qua các đầu ra của cá trong ruộng lúa.

Mô hình này giúp tăng thu nhập và đa dạng hóa cây trồng, bao gồm cả cá và gạo từ ruộng nước, và hành tây, đậu và khoai lang thông qua canh tác trên ruộng liền kề. Những cánh đồng lúa cũng có thể trở thành vườn ươm cá con thành cá giống. Cá giống, khi sản xuất với số lượng lớn, có thể hoặc được bán hoặc thả vào ao nuôi để nâng cao sản lượng.

Việc nuôi cá có thể giúp kiểm soát các loại tảo không mong muốn, gây cạnh tranh các chất dinh dưỡng trong nước. Ngoài ra, cá rô phi và cá chép còn kiểm soát các loại thực vật thủy sinh không mong muốn, có thể làm giảm năng suất lúa lên đến 40%. Cá còn ăn các loại vi sinh vật trung gian truyền bệnh khác nhau, chẳng hạn như ấu trùng muỗi gây bệnh sốt rét, qua đó kiểm soát dịch bệnh từ nước bùng phát trên người.

Giáng Hương (dịch, tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác