Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản (11-11-2015)

Trong nuôi thủy sản, việc sử dụng thuốc, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường trong ao nuôi, bể nuôi là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong nuôi thâm canh. Hiện nay, tính an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được chú trọng. Các mặt hàng xuất khẩu được thị trường nhập khẩu kiểm tra rất chặt chẽ về dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản.
Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
Ảnh minh họa

Việc sử dụng hóa chất không đúng sẽ không đạt hiệu quả hoặc tồn lưu dư lượng trong cơ thể vật nuôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, hóa chất còn tồn lưu trong môi trường, tác động xấu đến hệ vi sinh vật trong môi trường nuôi.

Một số nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ thực hiện trong xử dụng hóa chất.

- Chỉ sử dụng hóa chất xử lý, cải tạo môi trường có tên trong Danh mục phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

- Sử dụng các loại hóa chất từ nguồn đáng tin cậy. Thông tin về các loại thành phần hoạt chất cần được ghi rõ trên nhãn (như tên hoạt chất, công thức hóa học của hoạt chất, v.v…).

- Không sử dụng hóa chất kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Không sử dụng cùng lúc hoá chất sát trùng và chế phẩm sinh học là vi khuẩn sống.

- Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải ngừng sử dụng hóa chất một thời gian trước khi thu hoạch để tránh dư lượng hóa chất trong nguyên liệu thủy sản nuôi. Thời gian ngừng được thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì và theo quy định của cơ quan quản lý. Trường hợp có quy định khác nhau thì phải theo quy định có thời gian ngừng lâu hơn.

Hóa chất phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại hóa chất đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh để hóa chất bị ẩm làm giảm chất lượng và khó xác định nồng độ khi pha chế, sử dụng.

- Trong quá trình sử dụng phải ghi chép và lưu thông tin về sử dụng chế phẩm sinh học. Việc ghi chép đầy đủ các thông tin về sử dụng thuốc sẽ giúp cơ sở nuôi có được kinh nghiệm trong các đợt nuôi tiếp theođồng thời giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu sử dụng phải sản phẩm giả, kém chất lượng. Khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chấtphải dùng các công cụ và găng tay, khẩu trang.

Trước khi sử dụng hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường ao nuôi thủy sản cần lưu ý xác định điều kiện để lựa chọn chất xử lý, cải tạo môi trường. Thuốc, hoá chất sát trùng có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng, diệt tảo và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giúp cải thiện được chất lượng nước ao nuôi. Tuy nhiên, một số thuốc sát trùng không phát huy được hiệu quả trong môi trường có nhiều cặn bã hữu cơ, môi trường nước cứng hay môi trường kiềm. Một số hoá chất còn tạo phản ứng kết hợp với chất hữu cơ trong nước hình thành phức chất gây độc cho thủy sản nuôi. Cần kiểm tra các chỉ tiêu nước như độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong v.v… để chọn lựa hóa chất và điều chỉnh liều sử dụng phù hợp trong từng điều kiện ao nuôi để hóa chất phát huy hiệu quả tốt nhất.

Đối với chất xử lý, cải tạo môi trường theo mục đích sử dụng, cần chọn chất xử lý, cải tạo môi trường thường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo các mục đích khác nhau. Cải tạo, xử lý nền đáy ao dùng các loại vôi CaCO3, CaO.Để gây màu nước nên bón phân NPK, Ure, DAP (Diamino phosphate).

Xử lý nước, nền đáy ao trong khi nuôi dùng Dolomite, zeolite, bột vỏ sò, CaCO3. Xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, diệt tảo và nhóm nguyên sinh động vật sử dung chlorine, formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), iốt, GDA (glutaraldehyde), BKC (benzalkonium chloride).

Để diệt cá tạp, diệt nhóm nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm có thể dùng saponin, rotenol, dây thuốc cá. Sử dụng các thuốc sát trùng như Benkocid, BKA… để diệt giáp xác, diệt mầm bệnh. Để kích thích tảo phát triển tạo màu nước có thể dùng phân bón (vô cơ và hữu cơ) NPK, bột đậu nành, bột cá, bột cám gạo. Dùng đường cát (đường mía - saccharose) để kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại

                                                                                                                                               Thu Hiền

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác