Kế hoạch triển khai đợt cao điểm “Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp” (25-10-2015)

/Portals/0/VSATTP.jpgNhằm giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả; chất cấm, tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động Đợt cao điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến Tết Nguyên đán 2016.
Kế hoạch triển khai đợt cao điểm “Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp”

Mục tiêu kế hoạch đặt ra là giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức  tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả; chất cấm, tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùngthực phẩm nông sản, thuỷ sản.

Đợt cao điểm phải đạt kết quả. Cụ thể như sau :

- Ngăn chặn hiệu quả, tiến tới giải quyết dứt điểm việc lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm (đặc biệt là Salbutamol, VAT Yellow) trong chăn nuôi; hoá chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.

- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi; ô nhiễm vi sinh trong thịt vượt ngưỡng giảm 30% so với 9 tháng đầu năm 2015.

- Hình thành được một số điểm cung ứng nông sản, thuỷ sản an toàn có xác nhận (trọng tâm là rau, quả, thịt lợn, thịt gà, thuỷ sản nuôi) cho người tiêu dùng để phổ biến, nhân rộng trong thời gian tới.

- Nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về ATTP, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có xác nhận được nâng cao;

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ở trung ương, giữa trung ựơng và địa phương và giữa các địa phương về công tác quản lý an toàn thực phẩm được tăng cường và có hiệu quả.

Phạm vi thực hiện đợt cao điểm trên phạm vi toàn quốc. Tập trung vào các đối tượng như thịt lợn, thịt gà (Sabultamol và VAT Yellow, Salmonella); rau, quả (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật); tôm, cá nuôi (hoá chất, kháng sinh). Thời gian thực hiện từ tháng 10/2015 đến hết tháng 02/2016 (sau Tết âm lịch Bính Thân).

Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng về đợt cao điểm năm vệ sinh an toàn thực phẩm; phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận. Tổ chức hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP), cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP; lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cũng như xử lý nghiêm các vi phạm. Riêng đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh triển khai Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg về thí điểm thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận. Đồng thời, tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (thịt, rau, quả), xử lý, cánh báo các trường hợp phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm./.

Nguồn lực triển khai được huy động từ các cơ quan được phân công có trách nhiệm huy động nguồn lực trong hệ thống để triển khai nội dung kế hoạch đợt cao điểm theo phân công, có tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát để triển khai đúng tiến độ, hiệu quả công việc được giao.

Về kinh phí triển khai, các đơn vị ưu tiên kinh phí đã được bố trí năm 2015 để triển khai các nội dung đợt cao điểm. Bộ NN & PTNT giao Vụ Tài chính rà soát và cân đối bổ sung nguồn kinh phí cho các cơ quan trung ương tổ chức triển khai đợt cao điểm.

Về tổ chức thực hiện, cơ quan trực thuộc Bộ được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo phân công. Định kỳ hàng tháng, cơ quan được phân công chủ trì báo cáo Bộ (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Bộ.

Các sở Nông nghiệp và PTNT địa phương tham mưu, trình UBND phát động và tổng kết Đợt cao điểm; tổ chức triển khai các nội dung được phân công đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả. Định kỳ hàng tháng, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo Bộ để xem xét, quyết định.

Nội dung kế hoạch chi tiết thực hiện

TT

Nhiệm vụ

Chủ trì

Phối hợp

Thời hạn

hoàn thành

1

Tuyên truyền, phổ biến (lồng ghép với Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm cuối năm)

1.1

Tổ chức giao ban trực tuyến phát động đợt cao điểm năm vệ sinh an toàn thực phẩm (Làm rõ mục tiêu, ý nghĩa và nội dung đợt cao điểm, nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về ATTP và vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quản lý ATTP)

Cục QLCL NLS&TS

Văn phòng Bộ, các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các phương tiện thông tin đại chúng.

19/10/2015

1.2

Phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc BVTV, thuốc thú y ngoài Danh mục; tuân thủ 04 đúng về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; phổ biến người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận.

Văn phòng Bộ

Cục QLCL NLS&TS, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các phương tiện thông tin đại chúng.

Đến hết 29/2/2016

2

Tổ chức hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo ATTP; lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng.

2.1

Hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanhchứng nhận áp dụng thực hành sản xuất tốt (GAP, GMP), chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

 

Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Đến hết 29/2/2016

2.2

Tổ chức kết nối tiêu thụ giữa các nhà sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói đã được chứng nhận áp dụng thực hành sản xuất tốt, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP với cơ sở kinh doanh, phân phối sản phẩm.

 

 

 

 

Sở NN&PTNT, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Sở Công thương TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Cục QLCL NLS&TS,  Cục CB NLTS&NM, Vụ thị trường trong nước - Bộ Công thương; Sở NN&PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố cung ứng sản phẩm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Liên tục, đến hết 29/2/2016

2.3

Phổ biến, vận động 1 số cơ sở kinh doanh buôn bán (tập trung vào 1 số siêu thị, cửa hàng chuyên doanh nông thủy sản) tham gia tiêu thụ sản phẩm an toàn có xác nhận.

Sở NN&PTNT, các tỉnh, thành phố

- Sở Công thương các tỉnh, thành phố; Cục QLCL, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương.

- Hội Phụ nữ

Liên tục, đến hết 29/2/2016

2.4

Hỗ trợ cơ sở kinh doanh buôn bán nêu tại mục 2.3 lấy mẫu, giám sát và xác nhận sản phẩm an toàn.

Sở NN&PTNT TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Cục QLCL NLS&TS

 

Liên tục, đến hết 29/2/2016

3

Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành (lồng ghép với Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm cuối năm)

3.1

Phát hiện, triệt phá các cơ sở  lưu thông buôn bán salbutamol và Vàng O cho chăn  nuôi; kháng sinh cấm, thuốc thú y, thuốc BVTV giả, ngoài danh mục.

Thanh tra Bộ

 

 A86, C49 Bộ Công an, Cục Chăn nuôi, Cục BVTV,

Cục Quản lý dược Bộ Y tế; Hội Nông dân phát hiện, tố giác.

Liên tục, đến hết 29/2/2016

3.2

Tái kiểm tra 100% cơ sở loại C và xử lý hành chính, công khai cơ sở tái kiểm tra vẫn loại C theo Thông tư số 45.

 

 

Sở NN&PTNT cảc tỉnh, thành phố.

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành.

Liên tục, đến hết 29/2/2016

3.3

Triển khai nội dung Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg về thí điểm thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Sở NN&PTNT TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Thanh tra Bộ, Cục QLCL NLS&TS.

 

Từ 15/11/2015 (từ ngày có hiệu lực thi hành Quyết định)

4

Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm an toàn có xác nhận

4.1

Quảng bá sản phẩm đã đựơc xác nhận ATTP tại nơi tiêu thụ

Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố.

Sở Công thương các tỉnh, thành phố, Cục CB NLTS&NM, Cục QLCL NLS&TS, Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương

Liên tục, đến hết 29/2/2016

4.2

Quảng bá sản phẩm đã được kiểm soát và xác nhận ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố.

 

Sở Công thương các tỉnh, thành phố, Cục CB NLTS&NM , Cục QLCL NLS&TS, Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương, Báo, đài trung ương, địa phương

Liên tục, đến hết 29/2/2016

5

Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu

5.1

Lấy mẫu kiểm tra tăng cường thịt lợn, gà, thuỷ sản nuôi tại cửa khẩu để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, tồn dư hóa chất, kháng sinh.

Cục Thú y

Cục QLCL NLS&TS

đến hết 29/2/2016

5.2

Lấy mẫu kiểm tra tăng cường rau, quả nhập khẩu tại cửa khẩu để kiểm tra tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Cục BVTV

Cục QLCL NLS&TS

đến hết 29/2/2016

6

Tổng kết trực  tuyến kết quả triển khai đợt cao điểm năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Cục QLCL NLS&TS

Các cơ quan đơn vị liên quan

Tháng 3/2016

 

                                                                                                                      Văn Do

Ý kiến bạn đọc

Tin khác