Diễn biến chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm nước lợ, cá tra trong tháng 5 năm 2022 tại 29 tỉnh đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước (16-06-2022)

Thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III và chỉ đạo Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định Nuôi trồng Thuỷ sản tiến hành quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản với 172 điểm quan trắc trên tôm nước lợ, cá tra tại 29 tỉnh đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Diễn biến chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm nước lợ, cá tra trong tháng 5 năm 2022 tại 29 tỉnh đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước
Ảnh minh họa

Đối với vùng nuôi tôm nước lợ khu vực phía Bắc: Diễn biến môi trường tháng 05/2022 cho thấy các chỉ tiêu quan trắc như nhiệt độ, pH, DO, độ kiềm, H2S, COD nằm trong ngưỡng cho phép. Độ mặn, N-NH4, N-NO2, P-PO4, TSS, Coliform và Vibrio tổng số ở một số điểm quan trắc có giá trị nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép.

Cụ thể như sau: Độ mặn tại các điểm quan trắc Trung Hải và Hiền Thành – Quảng Trị; Võ Ninh – Quảng Bình và Hộ Độ - Hà Tĩnh trong đợt quan trắc đầu tháng 05 có độ mặn thấp (1-4 ‰). Độ kiềm tại điểm quan trắc Trung Hải và Hiền Thành – Quảng Trị thấp hơn ngưỡng phù hợp cho nuôi tôm nước lợ theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Nồng độ N-NH4 dao động từ 0,08-0,470 mg/L, một số điểm quan trắc tại Huế, Nghệ An và Quảng Trị vượt giới hạn từ 1,1-1,5 lần so với QCVN 08MT:2015/BTNMT. Nồng độ N-NO2 và P-PO4  tại Võ Ninh – Quảng Bình lần lượt vượt giới hạn từ 1,7 lần và 6,2 lần so với QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

Mật độ coliform trong nước nguồn cấp tại một số điểm quan trắc rất cao, có 65,38 % số mẫu cao vượt giới hạn từ 2 – 270 lần. Mật độ Vibrio tổng số trong nước nguồn cấp tại Võ Ninh – Quảng Bình và Xuân Phổ - Hà Tĩnh vượt giới hạn từ 1,2 – 1,7 lần và không phát hiện mầm bệnh AHPND trong nước nguồn cấp.

 Chỉ số chất lượng nước (WQI) một số mẫu nước nguồn cấp ở mức xấu như: Lăng Cô – Huế, Hộ Độ, Xuân Phổ - Hà Tĩnh, Quỳnh Bảng – Nghệ An, Hải Chính – Nam Định.... So sánh với cùng kỳ năm 2021 thì nguồn cấp trong tháng 5/2022 có chất lượng xấu hơn. Đã có 12/26 mẫu quan trắc có WQI ở mức xấu so với 4/26 mẫu ở mức xấu năm 2021.

Vùng nuôi tôm nước lợ khu vực Nam Trung Bộ: Các thông số như nhiệt độ, pH, DO, N-NO2-, S2-(H2S), tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) và V.Parahaemolyticus đều nằm trong giới hạn cho phép (GHCP). Có 7/14 thông số quan trắc định kỳ (độ mặn, độ kiềm, N-NH4+, P-PO43-, COD, Vibrio tổng số, Coliform) nằm ngoài GHCP, giảm 1 thông số so với cùng kỳ năm 2021 (độ mặn, độ kiềm, N-NH4+, P-PO43-, N-NO2- , V.Parahaemolyticus, Coliform và Vibrio tổng số là 08 thông số vượt GHCP vào tháng 05/2021).

Trong các thông số nằm ngoài GHCP thì: Coliform có 2/52 mẫu vượt GHCP, chiếm 3,8%. Độ mặn và Vibrio tổng số có 8/52 mẫu vượt GHCP, chiếm 15,4%, tỷ lệ Vibrio tổng số vượt ngưỡng giảm so với cùng kỳ năm 2021 (14/48 mẫu, chiếm 29,2%). Độ kiềm và P-PO43-, có 10/52 mẫu vượt GHCP chiếm 19,2%. COD có 14/52 tổng số mẫu vượt GHCP, chiếm 26,9%. N-NH4+ có 13/52 mẫu vượt GHCP, chiếm 25,0%.

Chỉ số chất lượng môi trường nước (WQI) đều ở mức tốt đến rất tốt (VNWQI=78-96), ngoại trừ vùng nuôi Đông Điền, Vinh Quang (Bình Định) và Tân Thuỷ (Khánh Hoà) chất lượng chỉ đạt mức trung bình ở cả 4 đợt thu mẫu; khu Cầu Đà Nông (Phú Yên) (VN-WQI=68) của đợt 11; Xuân Đông (Khánh Hoà) (VN-WQI=68) của đợt 14. Chất lượng nước tháng 05/2022 giảm với cùng kỳ năm 2021 ở cả bốn đợt quan trắc (VNWQI=68-100).

Vùng nuôi tôm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Các thủy vực được quan trắc đều có giá trị pH, nhiệt độ, độ mặn đều nằm trong khoảng giá trị cho phép theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Lưu vực của Bến Thủ, rạch Rừng Giá, cầu Ván (Bến Tre), Vinh Kim (Trà Vinh), bến phà Đại Ân 1, cầu chữ U, cầu Cà Lăm (Sóc Trăng) có giá trị độ mặn thấp hơn 5‰. Hàm lượng DO thấp tập trung trong các thuỷ vực quan trắc thuộc Bạc Liêu.

Một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép gồm N-NO2- (dao động từ 0,002-0,359mg/L, tỷ lệ vượt GHCP chiếm 51,4%), N-NH4+ (dao động từ 0,008-4,050mg/L, tỷ lệ vượt GHCP chiếm 51,4%), P-PO43-, (dao động từ 0,012-0,792mg/L, tỷ lệ vượt GHCP chiếm 43,7%), Vibrio sp. tổng số (dao động từ 0-9400 CFU/mL, tỷ lệ vượt GHCP chiếm 25%) tập trung chủ yếu ở các thủy vực được quan trắc ở Bạc Liêu và Cà Mau. Ngoài ra, ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus chiếm 43,1% lượt quan trắc, mật độ từ 02160 CFU/mL.

 Chỉ số chất lượng nước (WQI) trung bình trong các thủy vực dao động từ 53-98, ở mức chất chất lượng nước trung bình chiếm 51%, tốt chiếm 24% và rất tốt chiếm 25%. Các thủy vực quan trắc có chất lượng nước đạt ở mức trung bình chủ yếu do các thông số ô nhiễm hữu cơ hoặc mật độ vibrio tổng tăng cao.

Vùng nuôi cá tra: Các thủy vực được quan trắc có nhiệt độ, pH, DO hầu hết nằm trong khoảng giá trị cho phép theo QCVN 0220:2014/BNNPTNT. Trong tháng 5 có 4 lượt quan trắc (1 tuần/ lần), ghi nhận hàm lượng các chất ô nhiễm vượt GHCP ở 1 số thủy vực như cồn Khánh Hòa, kênh Cái Sao, Cầu kênh ông Cò, Tây An (An Giang), Tân Công Sính 1, Tân An (Đồng Tháp), Mái Dầm, Tân Bình (Vĩnh Long).

Các lưu vực này có chỉ số chất lượng nước ở mức trung bình, do các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và aeromonas tổng số tăng cao. Độ dẫn diện trong các thuỷ vực ít biến động, lưu vực Thạnh Phú Đông có độ dẫn điện đã giảm trong 2 lượt quan trắc nửa cuối tháng 5/2022. Mật độ vi khuẩn Aeromonas tổng số ghi nhận được 6,8% số lượt quan trắc cao hơn 103CFU/mL. Ngoài ra, ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri với tần suất là 8,1% và Aeromonas hydrophilla là 85,1% (cao hơn so với tháng 4/2022).

Hầu hết các điểm quan trắc có chỉ số chất lượng nước phân loại ở mức “Rất tốt”, chiếm 52,7% và “Tốt”, chiếm 40,5%. Ngoài ra, có 16,8% có chất lượng nước “Trung bình” vì các chỉ số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

   Chỉ số chất lượng nước (WQI): Hầu hết các điểm quan trắc có chỉ số chất lượng nước phân loại ở mức “Rất tốt”, chiếm 52,7% và “Tốt”, chiếm 40,5%. Đồng thời, có 16,8% có chất lượng nước “Trung bình” vì các chỉ số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Một số khuyến cáo đối với người nuôi

Sau khi có kết quả quan trắc, kết hợp với bản tin dự báo tình hình thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản và Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định Nuôi trồng Thuỷ sản gửi thông báo kết quả quan trắc đến Chi cục Thuỷ sản/Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản, phòng nông nghiệp huyện, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng thuỷ sản bằng hình thức email, EMS, zalo… để triển khai ngay các biện pháp ổn định môi trường vùng nuôi; cập nhập số liệu quan trắc vào phần mềm cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường.

Trong tháng 5/2022, trên cơ sở kết quả quan trắc Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với các đơn vị ban hành bản tin cảnh báo diễn biến môi trường vùng nuôi ứng phó với tình hình mưa, lũ và nắng nóng; ban hành văn bản về việc chỉ đạo ứng phó với mưa bão năm 2022 trong nuôi trồng thuỷ sản; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo và dự báo diễn biến chất lượng môi trường trong nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh miền Trung”.

Trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường tại thông báo này, cùng với kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, thông báo và có các giải pháp ổn định môi trường đảm bảo phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững và cập nhập kết quả quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường.

Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc

Tin khác