Bộ NN&PTNT: Phê duyệt nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, bắt đầu thực hiện từ 2024 (08-05-2023)

Ngày 28 tháng 4 năm 2023, tại Quyết định 1701/QĐ-BNN-KHCN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2024.
Bộ NN&PTNT: Phê duyệt nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, bắt đầu thực hiện từ 2024
Ảnh minh họa

Liên quan đến lĩnh vực thủy sản, có một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

(1) “Nghiên cứu đề xuất thể chế, chính sách vùng nguyên liệu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện trong giai đoạn từ 2024 đến tháng 6/2026, nhằm đánh giá thực trạng phát triển vùng nguyên liệu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng Bộ tiêu chí xác định vùng nguyên liệu thuỷ sản tại Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời kiến nghị thể chế, chính sách vùng nguyên liệu thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long.

(2) “Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa hệ thống thiết bị khai thác cho nghề lưới vây” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm cơ giới hóa, hiện đại hóa hệ thống thiết bị khai thác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động và hiệu quả kinh tế.

(3) “Chọn giống cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) sinh trưởng nhanh thế hệ G1” thực hiện trong giai đoạn 2024-2027, nhằm chọn tạo đàn cá chim vây vàng (vây ngắn) thế hệ G1 có tốc độ sinh trưởng nhanh phục vụ nghề nuôi cá biển công nghiệp.

(4) “Nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh gây chết hàng loạt trên cua biển (Scylla paramamosain)” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm xác định nguyên nhân và tác nhân chính gây chết hàng loạt cua nuôi thương phẩm tại Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh.

(5) “Nghiên cứu chọn giống cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) tăng trưởng nhanh thế hệ G8 và G9 trong môi trường nước ngọt và lợ mặn” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm chọn tạo đàn cá bố mẹ chọn giống rô phi đỏ tăng trưởng nhanh, màu sắc đạt yêu cầu trong môi trường nuôi nước ngọt và lợ mặn.

(6) “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học từ thảo dược phòng ngừa, giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm chân trắng” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm có được chế phẩm sinh học từ thảo dược để phòng ngừa, giảm thiểu có hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng.

(7) “Xây dựng công nghệ nuôi lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) trong hệ thống tuần hoàn quy mô hàng hóa” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm xây dựng công nghệ nuôi lươn thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn (RAS) ở quy mô hàng hoá.

(8) “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm ở Việt Nam.

(9) “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ ương Tôm càng xanh toàn đực giống lớn quy mô hàng hóa” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm xây dựng quy trình ương Tôm càng xanh giống lớn.

(10) “Nghiên cứu giải pháp thủy lợi phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất lúa sang mô hình sản xuất khác (thủy sản, rau màu...) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với lũ tại vùng thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện trong giai đoạn 2024-2026, nhằm đề xuất giải pháp nguồn nước, hạ tầng thủy lợi phù hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản chuyển đổi từ lúa, nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với lũ tại vùng thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời xây dựng sổ tay hướng dẫn xác định chế độ nước và hạ tầng kỹ thuật thủy lợi cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản chuyển đổi thích ứng với lũ.

(11) “Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) ương từ cá hương lên cá giống” thực hiện trong giai đoạn 2024-2025 bởi Viện Nghiên cứu NTTS I, nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cá Chiên giai đoạn cá hương lên cá giống (cỡ 8-10 cm/con).

(12) “Thử nghiệm công nghệ nuôi cấy tế bào trần sản xuất giống rong cải biển (Ulva spp) tại Việt Nam” thực hiện trong giai đoạn 2024-2025 bởi Viện Nghiên cứu Hải sản, nhằm ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào trần trong sản xuất giống rong cải biển (Ulva) tại Việt Nam.

(13) “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus Pouyau, Gustiano & Teugels, 2002)” thực hiện trong giai đoạn 2024 - 6/2025 bởi Viện Nghiên cứu NTTS II, nhằm phát triển sản xuất giống nhân tạo cá dứa vây xanh để đa dạng đối tượng nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

(14) “Nghiên cứu thăm dò khả năng sinh sản của cá Mú Úc (Maccullochela peelii peelii)” thực hiện trong giai đoạn 2024-2025 bởi Viện Nghiên cứu NTTS III, nhằm xác định đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu cho sinh sản cá Mú Úc.

Thông tin chi tiết: Xem tại https://tongcucthuysan.gov.vn

Ngọc Thúy - FICen

Ý kiến bạn đọc

Tin khác