Cà Mau tăng cường công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 (10-06-2024)

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mua ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2030 công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt mức khá của cả nước.
Cà Mau tăng cường công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030
Ảnh minh họa

Đề án hướng đến việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2030 phát triển bền vững, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, trình độ công nghệ đạt mức trung bình trở lên so với cả nước. Góp phẩn tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt mức trên trung bình của cả nước, một số ngành hàng như chế biên tôm, lúa gạo chất lượng cao, gỗ đạt mức tiên tiến, hiện đại, sản phấm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao kim ngạch xuất khấu nông, lâm, thủy sản. Xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao, nhà máy chế biến gỗ, chuối công suất lớn; hình thành các nhà máy chế biến nông sản khác, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt mức khá của cả nước. Phát triển thêm nhà máy chế biến gạo chất lượng cao, nhà máy chế biến gỗ, chuối công suất lớn, nhà máy chế biến nông sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuấn vệ sinh an toàn thực phấm.Thu hút các dự án đầu tư trồng và chế biến sâu đối với gỗ rừng trồng, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phấm gỗ, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một trong những nhiệm vụ mà Đề án đặt ra là khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư, nâng cấp nhà máy chế biến quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tố chức sản xuất theo hình thức chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến - tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, chế biến, trong đó hợp tác xã, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, định hướng sản xuất; bảo đảm đâu ra cho nông sản; tạo ra sản phâm có chất lượng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, cung ứng cho thị trường trong nước và tiếp cận dần với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyến giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong bảo quản sau thu hoạch, bảo quản thực phấm và các ngành hàng trọng điểm, chuỗi giá trị, phù hợp với nhu cầu của thị trường; quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chê biên nông, lâm, thủy sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, tăng cường phát triển thị trường nội địa, đồng thời phát triển các thị trường xuất khấu lớn như: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc,... chú trọng mở rộng các thị trường mới có tiềm năng. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng, Doanh nghiệp, Hợp tác xã, để thực hiện tốt việc tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, người dân và người tiêu dùng.

 

Đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước vê bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường, đánh giá tác động của nguồn thải từ các khu công nghiệp; triển khai hệ thống quản lý môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp theo phương pháp hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

Cùng với đó, tỉnh cũng rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí đủ đất để tổ chức sản xuất nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mẳc trong thực hiện chính sách đất đai đối với chủ trương tích tụ đất nông nghiệp, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từ đó có thế úng dụng công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Với dự kiến tống kinh phí thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030 là 52 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2024 - 2025 là 11,2 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 40,8 tỷ đồng.

Riêng về lĩnh vực thủy sản tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi tôm 280.000 ha. Cùng đó phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm tập trung tại các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau.

Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc

Tin khác