Dự báo sản lượng và tiêu thụ thủy sản Trung Quốc (15-01-2018)

Theo một báo cáo mới của Rabobank, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Trung Quốc được dự đoán sẽ bắt đầu trì trệ do các yếu tố bao gồm việc đưa ra luật môi trường nghiêm ngặt hơn.
Dự báo sản lượng và tiêu thụ thủy sản Trung Quốc
Ảnh minh họa

Báo cáo, các xu hướng thay đổi của Trung Quốc: Sự thay đổi tiêu dùng của thương mại thủy sản Trung Quốc, được viết bởi ba nhà phân tích thủy sản của ngân hàng - Gorjan Nikolik, Beyhan de Jong và Chenjun Pan - và ghi nhận làm thế nào mà nhà sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới mất khả năng cạnh tranh cả trong nước và xuất khẩu thủy sản. Kết quả là, bản báo cáo dự đoán rằng thặng dư thủy sản trị giá 10 tỉ USD của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong thập kỷ tới.

Beyhan giải thích: “Hiện nay, cá nuôi nước ngọt là loài được tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc tăng thu nhập, thành phần thủy sản tiêu dùng đang thay đổi - nhu cầu cao hơn đặc biệt đối với thủy sản cao cấp nhập khẩu”.

Về nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh, ô nhiễm và sự thiếu hụt lao động giá rẻ đều được nhấn mạnh là có tác động tiêu cực trong báo cáo. Thật vậy, dân số già của đất nước đang làm cho lực lượng lao động thu hẹp khoảng 3-4 triệu người mỗi năm, giúp tăng tiền lương và tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, dịch bệnh đang làm ngành tôm Trung Quốc bị trì trệ hoặc thậm chí suy giảm. Việc ứng phó với dịch bệnh cũng làm tăng chi phí sản xuất, trong khi nhu cầu sử dụng kháng sinh sẽ làm giảm sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với tôm nuôi Trung Quốc.

Beyhan chỉ ra: “Trong số các loài thủy sản định hướng xuất khẩu khác, ngành tôm nội địa của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trung Quốc từng là nước xuất khẩu tôm quan trọng, nhưng hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu tôm chính”.

Hơn nữa, báo cáo chỉ ra, cuộc khủng hoảng ô nhiễm nước gần đây của Trung Quốc đã dẫn tới việc thắt chặt luật môi trường và hạn chế các khu vực có thể được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản và đóng cửa một số trang trại nuôi cá.

Beyhan phản ánh: “Các nhà quản lý Trung Quốc nhận thức được rằng chất lượng sản phẩm thủy sản của họ là vấn đề do ô nhiễm nước và sử dụng quá mức các biện pháp điều trị trong nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, họ muốn tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn là tăng số lượng sản phẩm thủy sản”.

Tiêu thụ thủy sản sẽ tiếp tục tăng

Mặc dù sản lượng trong nước có thể suy giảm, các tác giả của báo cáo dự đoán rằng nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc, đặc biệt là cá và động vật giáp xác đánh bắt tự nhiên, sẽ tiếp tục tăng - phần lớn là chi phí cho nhuyễn thể và cá nước ngọt nuôi. Điều này sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc vẫn là một thị trường có giá trị cho các nhà xuất khẩu các sản phẩm thủy sản cao cấp. Điều này được thúc đẩy bởi thu nhập tăng lên - với thu nhập khả dụng ở đô thị tăng gần 8% mỗi năm - cùng với xu hướng gia tăng sự thất vọng của người tiêu dùng đối với thủy sản sản xuất trong nước. Những yếu tố này kết hợp tạo ra một xu hướng tích cực cho các nhà sản xuất thủy sản toàn cầu.

Beyhan cho biết: “Mức thu nhập cao từ trung bình đến cao đảm bảo rằng việc bán các sản phẩm thủy sản nhập khẩu có giá trị cao gia tăng liên tục”.

Đúng như vậy, báo cáo cho thấy về khối lượng, Trung Quốc đã chiếm tới 37% lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu - gấp bảy lần so với toàn bộ Bắc Mỹ. Trong thập kỷ qua, tiêu thụ thủy sản của đất nước này đã tăng gần 50%, chiếm 65% tăng trưởng tiêu thụ thủy sản toàn cầu, và trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ thủy sản trên thế giới, do tiêu thụ bình quân đầu người tăng từ 44kg đến 50kg.

HNN (Theo thefishsite)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác