Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 4,44 tỷ USD (05-09-2016)

           Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2016 đạt 4,44 tỷ USD, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm ngoái. Liên tục từ tháng 3 đến nay, giá trị xuất khẩu thủy sản hàng tháng đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định. Riêng tháng 8/2016, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 678,8 triệu USD, tăng tới 14,06% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ thấp hơn tháng 8 năm 2014 là năm có giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục gần 8 tỷ USD. Đây là tín hiệu đáng mừng để có thể dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2016 sẽ đạt hơn 7 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 4,44 tỷ USD

Mặt hàng tôm

Là đối tượng xuất khẩu chủ lực, giá trị xuất khẩu tôm tháng 8/2016 đạt hơn 306 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức tăng trưởng khá 12,3%; tổng giá trị xuất khẩu tôm 8 tháng đạt 1,93 tỷ USD, tăng 5,46% và chiếm 43,47% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2016. Xuất khẩu tôm sú 8 tháng đạt 606 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm nhẹ 0,5%; xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,17 tỷ USD, tăng 10%.

Mặt hàng tôm đã hiện diện tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm 8 thị trường so với năm ngoái. Mỹ là thị trường số một nhập khẩu tôm của Việt Nam, đạt giá trị 435,3 triệu USD, so với năm 2015 tăng 16,4%. EU đứng vị trí thứ hai với giá trị đạt 372 triệu USD, tăng 7,1%. Nhật Bản tuy là thị trường quan trọng đứng thứ ba nhưng xuất khẩu tôm vào thị trường này vẫn chưa hồi phục, đạt giá trị 343,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 6,4%. Giá trị xuất khẩu tôm vào thị trường đứng thứ tư là Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) đạt 286,2 triệu USD tăng rất mạnh tới 35,9% Xuất khẩu tôm vào Hàn Quốc đạt giá trị 177,8 triệu USD, tăng 13,5%. Trong khi đó, xuất khẩu vào một số thị trường quan trọng khác là Canađa, Ôxtrâylia và ASEAN có sự suy giảm với mức giảm tương ứng là 16,5%, 12,9% và 5,1% so với cùng kỳ năm 2015.    

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 8 tháng đầu năm 2016

                                                                            đơn vị tính: triệu USD

Sản phẩm

Tháng 8/2016

8

tháng

năm 2016

So sánh 8 8 tháng 2016/2015(%)

Tôm

306,14

1.931,69

105,8

Tôm chân trắng

195,96

1.167,33

110,0

Tôm sú

86,45

605,92

99,5

Cá tra

156,45

1.084,34

106,0

Cá ngừ

43,78

309,82

102,1

Cá các loại khác

107,91

720,03

108,3

Nhuyễn thể

48,36

316,21

95,8

Mực và bạch tuộc

41,18

259,68

94,0

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

6,99

55,11

103,6

Cua, ghẹ và giáp

xác khác

  16,12

75,84

107,2

Tổng cộng

678,77

4.437,94

105,2

 

                                                                             (nguồn: VASEP)

Mặt hàng cá tra

Tám tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,08 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 6%. Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) tăng mạnh nhất tới 72%, tiếp đến thị trường Mỹ tăng 22,4%. Tuy nhiên, một số thị trường quan trọng khác lại bị suy giảm như EU giảm 7,9%, Mêhicô giảm 3,4%, Braxin giảm 7,7%, Côlômbia giảm 10,6% và Arập Xêut giảm 19,1%.

Mặt hàng cá tra hiện đang có mặt tại 137 thị trường trên thế giới, tăng 5 thị trường so với năm 2015. Mỹ vẫn là thị trường số một nhập khẩu cá tra với giá trị đạt 254,6 triệu USD. Đứng thứ hai là EU đạt 177,3 triệu USD. Tiếp đến là Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) đạt 171,9 triệu USD, ASEAN đạt 91,1 triệu USD, Mêhicô đạt 52,3 triệu USD, Braxin đạt 42,9 triệu USD, Côlômbia đạt 36,5 triệu USD và Arập Xêut đạt 34,3 triệu USD.

Mặt hàng cá ngừ

Sau nhiều năm có mức tăng trưởng âm, xuất khẩu cá ngừ đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Giá trị xuất khẩu tháng 8/2016 đạt 43,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 10,1%; tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ 8 tháng đầu năm 2016 đạt gần 310 triệu USD, tăng 2,1%.

Xuất khẩu cá ngừ sang hai thị trường ASEAN và Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) tăng mạnh, tương ứng là 26,7% và 68,5%. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng nhẹ 1% với giá trị đạt gần 129 triệu USD. Các thị trường khác như EU, Nhật Bản chưa có dấu hiệu tốt khi vẫn giảm nhiều: EU giảm 6,8%, Nhật Bản giảm 11,5%. Trong khi đó, xuất khẩu vào Ixraen đang có tín hiệu tốt với mức tăng khá 18%, đưa thị trường này vào trong số các thị trường quan trọng của cá ngừ Việt Nam.

Đến tháng 8/2016, mặt hàng cá ngừ đã được xuất sang 89 thị trường trên thế giới, giảm 14 thị trường so với năm 2015.

Mặt hàng mực và bạch tuộc

Xuất khẩu mực, bạch tuộc vẫn chưa có dấu hiệu tốt khi giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, trong hai tháng 7 và 8/2016, xuất khẩu mặt hàng này đã có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tám tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt gần 260 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 6%. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu số một với giá trị đạt 97,4 triệu USD, giảm 5,2%. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với giá trị đạt 65,7 triệu USD, giảm 3%. Tiếp đến là EU đạt 37,9 triệu USD, giảm nhẹ 0,9% và ASEAN đạt 31,9%, giảm tới 12,5%. Xuất khẩu vào Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) giảm mạnh nhất tới 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng mực, bạch tuộc hiện đã được xuất khẩu đến 63 thị trường trên thế giới, tăng 1 thị trường so với năm 2015.

Ngoài các mặt hàng chủ lực, xuất khẩu cá các loại (không kể cá ngừ và cá tra) vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu cá các loại 8 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 720 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 8,3%. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt giá trị 55,1 triệu USD, tăng 3,6%. Xuất khẩu nhóm mặt hàng cua, ghẹ và giáp xác khác cũng có mức tăng tốt 7,2% với giá trị đạt 75,8 triệu USD.

 Huyền Trang

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác