Vùng nuôi cá tra: Các thủy vực được quan trắc có nhiệt độ, pH, DO hầu hết nằm trong khoảng giá trị cho phép theo QCVN 0220:2014/BNNPTNT. Ghi nhận hàm lượng các chất ô nhiễm, vi khuẩn aeromonas tổng số vượt GHCP ở một số thủy vực như Tân Công Sính 1 (Đồng Tháp), trạm giao thông đường thủy (Cần Thơ) trong lượt quan trắc đầu tháng 6/2023. Trong tháng 6/2023, mật độ vi khuẩn Aeromonas tổng số ghi nhận được 44% số lượt quan trắc cao hơn 103CFU/mL, tăng so với tháng 4-5/2023. Ngoài ra ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri với tần suất là 17% và Aeromonas hydrophilla là 82%.
Hầu hết các điểm quan trắc có chỉ số chất lượng nước phân loại ở mức “Rất tốt” (chiếm 63%) và “Tốt” (33%). Ngoài ra có 4,7% có chất lượng nước “Trung bình” và 0,5% có chất lượng nước xấu vì các chỉ số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ đều cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 08MT:2015/BTNMT và mật độ aeromonas tăng rất cao.
Vùng nuôi tôm hùm: Có 4/12 thông số quan trắc định kỳ nằm ngoài GHCP (Nhiệt độ, DO, N-NH4+, Vibrio ssp.), giảm 03 thông số so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhiệt độ có 7/84 mẫu vượt GHCP, chiếm 8,3%, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (13,1%); DO có 26/84 mẫu vượt, chiếm 31,0%, tăng so với cùng kỳ năm 2022 (23,8%); N-NH4+ có 15/84 mẫu vượt, chiếm 17,9%, giảm so với cùng kỳ 2022 (27,4%); Vibrio spp. cùng có 24/84 mẫu vượt, chiếm 28,6%, tăng so với cùng kỳ (20,2 %). Thông số nhiệt độ, DO, N-NH4+ vượt ngưỡng giới hạn xảy ra chủ yếu ở vịnh Xuân Đài và rải rác ở Xuân Tự, Bình Ba; Vibrio spp. vượt giới hạn xảy ra ở hầu hết các khu nuôi. Chất hữu cơ (CHC), nhu cầu sử dụng oxy trầm tích (SOD), Vibrio tổng số, sulfua tổng số trong trầm tích có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể: pH dao động từ 6,2-6,3; CHC dao động từ 5,69-7,05%; sulfua tổng số dao động từ 4,08-7,04 mg/kg, SOD dao động từ 0,082-0,106 (gO2/kg/ngày), Vibrio tổng số dao động từ 4,9x104 - 6,4x105 cfu/g.
Chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm hùm quan trắc đợt 15-18 hầu hết đều ở mức tốt đến rất tốt (VN-WQI=77-96/100), ngoại trừ vùng nuôi Xuân Yên, Xuân Tự ở mức trung bình tại một số thời điểm (VN-WQI=67-68/100). Đồng thời, được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2022 (WQI=44-96/100).
Vùng nuôi cá nước lạnh khu vực Tây Nguyên: Có 2/12 thông số quan trắc định kỳ nằm ngoài GHCP, cả hai thông số này đều xảy ra ở hồ Tuyền Lâm (nhiệt độ cao hơn GHCP, N-NH4+ vượt 2,0 lần so với quy định của QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Các thông số quan trắc còn lại biến động không đáng kể và phù hợp cho nuôi cá nước lạnh.
Phát hiện tảo Peridinium sp., Ceratium sp. trong mẫu quan trắc, nhưng với mật độ thấp chưa ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và cá nuôi. Ngoài ra, các thông số thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo và kim loại nặng đều nằm trong GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Vùng nuôi cá biển: Ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Kiên Giang kết quả quan trắc tiếp tục ghi nhận xu hướng suy giảm bất lợi đối với đối tượng nuôi biển. Ghi nhận độ muối giảm, nhiệt độ, độ đục, TSS tăng cao ở cả 3 tình/thành phố có nuôi biển được quan trắc, cục bộ có sự thiếu hụt DO ở vùng nuôi của Hải Phòng. Hàm lượng N-NH4+ tăng cao, nhiều điểm có hàm lượng vượt GHCP, đặc biệt là vùng nuôi của Hải Phòng (tỷ lệ số mẫu vượt là 65,0%) và Kiên Giang (tỷ lệ số mẫu vượt là 90,9%).
Nhìn chung, hàm lượng N-NO2- và P-PO43- có xu hướng tăng, đặc biệt ghi nhận có 4/22 mẫu ở Kiên Giang có hàm lượng N-NO2- vượt ngưỡng cho phép (< 0,05mg/l). Hàm lượng COD cũng có xu hướng tăng, có 15/86 mẫu ghi nhận vượt ngưỡng khuyến cáo. Hàm lượng dầu hầu hết nằm trong khoảng GHCP, chỉ có 2/43 mẫu vượt GHCP. So với đợt quan trắc tháng 3, 4, 5/2023, kết quả quan trắc trong tháng 6/2023 ghi nhận tỷ lệ số mẫu có hàm lượng vượt khoảng GHCP cao hơn, khoảng biến động của các các thông số thể hiện chịu ảnh hưởng chung của vùng biển ven bờ, bất lợi với cá nuôi.
Quần xã TVPD hầu hết ở mức đa dạng khá phong phú, chỉ số cân bằng J ở mức kém bền vững (Quảng Ninh) đến khá bền vững (Hải Phòng, Kiên Giang). Chỉ số H’ ở mức thể hiện chất lượng môi trường nước ô nhiễm trung bình dạng β và dạng α, ngoại trừ vùng nuôi ở Hòn Ông Cụ, Bọ Cắn, Béo Cò (Quảng Ninh) ở mức quần xã TVPD chịu tác động bất lợi lớn của môi trường. Kết quả quan trắc tảo độc hại ghi nhận chủ yếu là các loài tảo gây hại, ghi nhận tảo độc Pseudo-nitzschia spp. nhưng với mật độ thấp (< 15.000tb/l). Mật độ TVPD và tảo độc hại có xu hướng tăng, các chỉ số sinh học H’, J, Dv của quần xã TVPD giảm so với tháng 3, 4, 5/2023, thể hiện xu hướng biến đổi bất lợi của môi trường vùng nuôi trong mùa mưa.
Mật độ Vibrio tổng số ở vùng nuôi của Hải Phòng và Kiên Giang tăng khá cao, nhiều điểm/khu vực nuôi vẫn ghi nhận mật độ cao và vượt ngưỡng đề xuất phù hợp với NTTS. Ở vùng nuôi của Hải Phòng có 6/10 mẫu (đạt tỷ lệ 60,0%) vượt ngưỡng, chủ yếu ở vùng Hang Vẹm - Vụng O; ở Quảng Ninh, có 6/22 mẫu (tỷ lệ 27,3%), tập trung ở hòn Ông Cụ, Tây Hoi và Đầm Hà; ở vùng Kiên Giang có 5/11 mẫu vượt ngưỡng (tỷ lệ 45,5%), tập trung ở Hòn Tre. Mật độ Coliform hầu hết nằm trong khoảng GHCP, có 13/43 mẫu có mật độ vượt GHCP, chủ yếu ở hòn Ông Cụ, Tây Hoi, Thoi Quýt (Quảng Ninh), khu Hang Vẹm - Vụng O (Hải Phòng), khu Hòn Tre, Hòn Nhum (Kiên Giang).
Chỉ số chất lượng nước (WQI) các vùng nuôi biển được quan trắc đều ở mức trung bình đến rất tốt. Khu vực nuôi ở Hang Vẹm - Vụng O của Hải Phòng; khu Hòn Ông Cụ của Quảng Ninh; Hòn Tre và Hòn Nhum của Kiên Giang ở mức chất lượng trung bình. Tuy hầu hết các khu vực nuôi khác ở mức chất lượng tốt, nhưng giá trị WQI cũng ở mức gần đạt sang mức chất lượng trung bình (điểm quan trắc Tây Hoi, Béo Cò của Quảng Ninh; khu Hòn Heo và đảo Hải Tặc của Kiên Giang).
Vùng nuôi cá rô phi, cá nuôi lồng khu vực phía Bắc: Các thông số nhiệt độ, pH, DO, N-NO2-, P-PO43-, Streptococcus tổng số có giá trị nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0 – 1,249 mg/l, trong đó nước vùng nuôi cá rô phi tại Hải Dương có giá trị cao hơn từ 1,1 – 1,2 lần so với ngưỡng giới hạn theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT (<1,0 mg/l). Hàm lượng S2- dao động từ 0 – 0,08 mg/l, trong đó nước ao nuôi cá rô phi Hải Dương có giá trị bằng và cao hơn 1,9 lần so với giới hạn cho phép. Chỉ số COD dao động từ 2,8 – 27,2 mg/l, trong ao nuôi cá rô phi tại Nam Sách – Hải Dương cao hơn từ 1,3 – 2,7 lần so với ngưỡng giới hạn theo QCVN 08MT:2015/BTNMT (<10 mg/l). Mật độ Coliform trong nước dao động từ 1.200 – 86.000 cfu/100ml, vượt ngưỡng giới hạn từ 2,5 – 34,4 lần so với QCVN 08MT:2015/BTNMT. Không phát hiện vi vi rút TiLV và vi khuẩn gây bệnh trên mẫu cá rô phi thu tại vùng quan trắc.
Chỉ số đánh giá chất lượng nước (WQI): So với kết quả quan trắc cùng kỳ năm 2022 thì môi trường vùng nuôi cá lồng và rô phi tháng 06/2023, ở vùng nuôi Hoà Bình tốt hơn, vùng nuôi tại Yên Bái và Hải Dương tương đương.
Một số khuyến cáo đối với người nuôi
Sau khi có kết quả quan trắc, kết hợp với bản tin dự báo tình hình thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Cục Thuỷ sản phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản và Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định NTTS gửi thông báo kết quả quan trắc đến Chi cục Thuỷ sản/Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản, phòng nông nghiệp huyện, các doanh nghiệp và cơ sở NTTS bằng hình thức email, EMS, zalo… để triển khai ngay các biện pháp ổn định môi trường vùng nuôi; cập nhập số liệu quan trắc vào phần mềm cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường.
Tháng 6/2023, trên cơ sở kết quả quan trắc Cục Thuỷ sản phối hợp với các đơn vị ban hành công văn cảnh báo diễn biến môi trường vùng nuôi; cảnh báo tình hình nắng nóng, mưa lũ tại 3 miền; đăng tải trên Website của Cục Thuỷ sản, Báo Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, cùng với kết quả quan trắc môi trường NTTS của địa phương, đã chuyển tải đến người nuôi để đưa ra các giải pháp ổn định môi trường đảm bảo phát triển NTTS hiệu quả, bền vững; cập nhập kết quả quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường tại địa chỉ http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn:85
Thanh Thủy