KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ (12-01-2023)

1. Tên nhiệm vụ:

Dự án SXTN: “Hoàn thiện quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm (Panulirus ornatus) giống”

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ và những người tham gia chính

+ Chủ nhiệm nhiệm vụ : ThS. Đinh Tấn Thiện

+  Những người tham gia chính: TS. Lê Văn Chí; TS. Trương Quốc Thái; Ths. Lê Thị Nhàn; KS. Nguyễn Diễu; KS. Nguyễn Văn Thắng; KS. Nguyễn Ngọc Hà

4. Mục tiêu nhiệm vụ:

Nâng cao hiệu quả ương nuôi tôm hùm giống góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam.

5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

5.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm giống

Tiêu chuẩn tôm hùm giống khai thác tự nhiên và nhập khẩu đưa vào ương nuôi đạt hiệu quả đó là: tôm không dị hình, đầy đủ phẩn phụ râu và chân. Với tôm hùm bò cạp: chiều dài cơ thể khoảng 20-30 mm, khối lượng đạt 0,5-1 g/con và vỏ màu xanh đen, bóng mượt. Với tôm hùm trắng: chiều dài cơ thể 12-15 mm, khối lượng 0,25-0,3 g/con, cơ thể có màu trắng, sáng bóng và khỏe mạnh: tôm bơi, bò bình thường sau 10 phút ở nhiệt độ 150C hay ở độ mặn 20‰. Sau 90 ngày ương nuôi (tính từ sau gây sốc), với phương pháp gây sốc tôm hùm trắng ở nhiệt độ 150C cho tỷ lệ sống cao nhất, đạt 91,45 % và khối lượng trung bình đạt 18,45 g/con; Với phương pháp gây sốc tôm hùm trắng ở độ mặn 20‰ cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống và tăng trưởng khối lượng, đạt 91,3 % và 17,48 g/con.

Trong quá trình ương nuôi tôm hùm giống từ tôm trắng lên cỡ giống 15-20 g/con, thay lồng cứ sau 15 và 20 ngày nuôi mang lại hiệu quả nhất, tỷ lệ sống đạt 91,6-91,8 %, khối lượng đạt 17,28-17,33 g/con. Thay lồng ương nuôi sau khoảng 20 ngày thả nuôi từ tôm trắng ở mật độ 140 con/ m3 lồng nuôi khi đó tôm ương đã sau vài ngày kể từ khi lột vỏ lần thứ 2 - đủ lớn và khỏe mạnh cho việc san thưa lồng. Về sau quan sát khối lượng của tôm ương mà định kỳ thay lồng ương nuôi trong khoảng cứ sau 15-20 ngày nuôi đồng thời kết hợp với bố trí lại mật độ cho phù hợp theo từng cỡ giống trên cơ sở: từ cỡ giống khoảng 1 g/con đến cỡ giống khoảng 8 g/con mật độ nuôi phù hợp nhất là 120-100 con/ m3 lồng nuôi; từ cỡ giống khoảng 8 g/con đến cỡ giống khoảng 15 g/con mật độ nuôi phù hợp nhất là 80-60 con/ m3 lồng nuôi; và với cỡ giống 15-20 g/con mật độ nuôi phù hợp là 60 con/ m3 lồng nuôi

5.2 Đào tạo, tập huấn công nghệ ương nuôi tôm hùm giống.

- 60 học viên của 40 cơ sở ương nuôi ở Xuân Phương, Sông Cầu, Phú Yên và 20 cơ sở ương nuôi ở An Chấn, Tuy An, Phú Yên đã được đào tạo, tập huấn về Quy trình công nghệ ương nuôi tôm hùm giống từ tôm trắng lên giống cỡ 15-20 g/con.

- Tôm hùm thương phẩm được nuôi từ tôm hùm giống là sản phẩm của quy trình công nghệ lựa chọn cho tỷ lệ sống cao hơn, tăng trưởng khối lượng lớn hơn và bệnh ít gặp hơn so với tôm hùm thương phẩm được nuôi từ tôm hùm giống của các hộ dân ương nuôi. Sau 360 ngày nuôi, tôm thương phẩm được nuôi từ tôm hùm giống là sản phẩm của quy trình công nghệ lựa chọn cho tỷ lệ sống đạt 84,67 %, khối lượng trung bình đạt 698,99 g/con. Qua đó, hiệu quả làm lợi tính bằng tiền của nuôi tôm hùm thương phẩm bằng nguồn giống quy trình công nghệ tạo ra là 27,75%, cao hơn so với sản phẩm cùng loại của hộ dân chỉ đạt được 12,45%.

5.3. Phát triển mô hình ương tôm hùm giống từ giai đoạn tôm trắng đến tôm hùm giống cỡ 15-20 g/con đạt tỷ lệ sống ổn định > 90 %.

32 cơ sở ương nuôi tôm hùm giống ở 2 khu vực ương nuôi Dân Phú 1, Xuân Phương, Sông Cầu, Phú Yên và Mỹ Quang Bắc, An Chấn, Tuy An, Phú Yên thu được 21.371 tôm giống, với tỷ lệ sống 92,76±0,56%, tăng trưởng khối lượng đạt 17,28±0,24 g/con, hệ số thức ăn là 9,07 và hiệu quả chuyển đổi thức ăn là 11,03 %. Theo đó, lợi nhuận con giống/tổng chi phí của quy trình công nghệ được tạo ra bởi dự án là 14,96% trong khi đó quy trình công nghệ ương nuôi của các cơ sở ở vùng có nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển Khánh Hòa và Phú Yên lần lượt là 1,73 % và 5,45%. Lợi nhuận (tổng thu/tổng chi) của quy trình công nghệ được tạo ra bởi dự án là 27,62%, lợi nhuận của quy trình công nghệ ương nuôi ở vùng có nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển như Khánh Hòa và Phú Yên chỉ mang về lần lượt là 3,18% và 10,06%.

5. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: 2019- 2021

6. Kinh phí thực hiện:  7.000 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 3.500 triệu đồng

Ngọc Đức

Ý kiến bạn đọc

Tin khác