Biến đổi khí hậu thách thức sự sống còn của các loài cá trên toàn thế giới (15-09-2017)

Biến đổi khí hậu sẽ buộc nhiều động vật lưỡng cư, động vật có vú và chim di chuyển đến các khu vực lạnh hơn ngoài phạm vi sống bình thường của chúng. Nhưng cơ hội để các loài cá sống sót khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm ấm các vùng nước trên thế giới là gì?
Biến đổi khí hậu thách thức sự sống còn của các loài cá trên toàn thế giới
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu của Đại học Washington (UW) đang giải quyết câu hỏi này trong phân tích đầu tiên về mức độ dễ tổn thương của các loài cá nước ngọt và cá biển trên thế giới đối với biến đổi khí hậu. Báo cáo này đã sử dụng số liệu về sinh lý học để dự đoán rằng gần 3.000 loài cá sống ở các đại dương và sông sẽ phản ứng thế nào với nhiệt độ nước ấm lên ở các vùng khác nhau.

Tác giả chính Lise Comte, nhà nghiên cứu sau tiến sỹ thuộc Trường Khoa học Thủy sản của UW, cho biết: “Biến đổi khí hậu đang diễn ra. Chúng tôi cần các công cụ để xác định những khu vực có nguy cơ cao nhất và cố gắng xây dựng kế hoạch bảo tồn những khu vực này. Điều quan trọng là chúng ta phải tự nhìn vào các sinh vật này vì chúng ta không thể giả sử rằng tất cả các loài đều nhạy cảm với những thay đổi này”.

Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các thí nghiệm thực nghiệm về gần 500 loài cá được tiến hành trong 80 năm qua bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Những thí nghiệm chuẩn này đo nhiệt độ cao nhất mà cá có thể chịu được trước khi chết. Lần đầu tiên trong phân tích này, các dữ liệu khác nhau từ các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được kết hợp và sử dụng để dự đoán cá sẽ phản ứng như thế nào trong tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng tổng thể, độ nhạy cảm đối với sự thay đổi nhiệt độ rất khác nhau giữa cá biển và cá nước ngọt. Phân tích cho thấy nhìn chung, cá biển ở các vùng nhiệt đới và cá nước ngọt ở vĩ độ cao của bán cầu bắc có nguy cơ cao nhất khi nhiệt độ nước ấm lên.

Julian Olden, Giáo sư về Khoa học Thủy sản cho biết: “Không nơi nào trên trái đất cá không bị ảnh hưởng do phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Loài cá có những thách thức đặc biệt - chúng hoặc phải di chuyển nhanh để đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ của mình, hoặc chúng sẽ buộc phải thích ứng nhanh chóng”.

Sử dụng dữ liệu trong nhiều năm và dựa vào thực tế là nhiều loài cá có liên quan theo sự phân loại và có xu hướng chia sẻ cùng một giới hạn nhiệt - các nhà nghiên cứu đã có thể dự đoán nhiệt độ giới hạn cho gần 3.000 loài. Các mô hình khu vực sau đó xuất hiện khi những dữ liệu này được ghép với dữ liệu mô hình khí hậu dự báo nhiệt độ tăng theo biến đổi khí hậu.

Ví dụ, cá ở các vùng biển nhiệt đới vốn đã đang sống trong các vùng nước đang tiến đến mức chịu đựng cao. Chúng có thể không có nhiều khả năng chống chịu khi nhiệt độ tăng nhẹ. Ngược lại, ở các vùng nước ngọt xa về phía bắc, cá thường quen với nhiệt độ nước mát hơn nhưng lại ít chịu đựng được các vùng nước ấm lên.

Các nhà nghiên cứu giải thích cá sẽ di chuyển, thích ứng hoặc chết khi nhiệt độ tiếp tục ấm lên. Olden cho biết với tốc độ tiến hóa trong quá khứ với các giới hạn nhiệt quan trọng, có vẻ như các loài cá sẽ không theo kịp tốc độ tăng nhiệt độ. Khả năng di chuyển là điều bắt buộc đối với cá sống trong những khu vực quan trọng nhất được xác định trong phân tích này.

Hiện tại, các đập nước và các cơ sở hạ tầng khác có thể ngăn không cho cá tiếp cận nơi chúng có thể cần trong tương lai; các thang dành cho cá và các phương tiện khác cho phép cá phá vỡ các rào cản này có thể được sử dụng dễ dàng hơn, mặc dù hiệu quả của các cấu trúc này là rất khác nhau.

Ngoài ra, các hành động để khôi phục lại thảm thực vật dọc theo các rìa các dòng suối và hồ có thể giúp che bóng mát và giảm nhiệt độ nước vì lợi ích của cá.

Olden cho biết: “Các loài cá trên toàn thế giới phải đối mặt với những thách thức gắn liền với biến đổi khí hậu. Nhìn về phía trước, cần có những nỗ lực tiếp tục hỗ trợ các chiến lược bảo tồn cho phép các loài đáp ứngvới những thay đổi nhanh chóng này”.

HNN (Theo phys.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác