Đưa một số tỉnh/thành phố vào diện giám sát đặc biệt trong chống khai thác thủy sản IUU (18-06-2024)

Các lực lượng chấp pháp trên biển sẽ giám sát thường xuyên, chặt chẽ các đối tượng cụ thể để ngăn chặn từ sớm, từ xa hành vi đưa tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, đặc biệt ở các tỉnh/thành phố như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tiền Giang, Ben Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,...
Đưa một số tỉnh/thành phố vào diện giám sát đặc biệt trong chống khai thác thủy sản IUU
Ảnh minh họa

Ngày 12/6/2024, Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy và Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chống khai thác IUU và chuẩn bị làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5.

Văn bản nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU) đã nhận được báo cáo của một số địa phương, một số địa phương đã có báo cáo nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu. phối hợp chỉ đạo triển khai một số nội dung cụ thể sau:

Để có cơ sở báo cáo Ban Bí thư, Chính phủ và làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5, Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy và Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện các nội dung nêu tại văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn {Phụ lục Ikèm theo). Hoàn thành trước ngày 15/6/2024.

Chỉ đạo xử lý triệt để 100% trường hợp tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận theo quy định của pháp luật.

Tiến hành điều tra, xác minh thông tin, củng cố hồ sơ và xử lý nghiêm minh, triệt đế 100% trường hợp tàu cá vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ đã được thông báo.

Ban hành cơ chế để đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện hoạt động duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định; xác minh thông tin, xử lý nghiêm minh, triệt để 100% trường hợp tàu cá vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá.

Phải xử lý nghiêm minh đối với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị VMS hoặc không thực hiện đúng quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng hoặc không truyền được thông tin, dữ liệu từ tàu cá về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi đang hoạt động.

Sẽ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác qua hệ thống eCDT

Các tỉnh/thành phố bố trí đủ nguồn lực (nhân sự, kinh phí và trang thiết bị) để triển khai thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) đồng bộ, để đảm bảo: Cảng cá đã công bố mở thực hiện tiếp nhận yêu cầu ra/vào cảng, thu nộp nhật ký khai thác thủy sản/nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản, giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng đối với 100% tàu cá tại cảng. Tiến hành rà soát, chỉ định đơn vị chức năng và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện thí điểm hệ thống (eCDT) tại các cảng cá, bến cá tư nhân, truyền thống chưa đủ điều kiện để công bố mở cảng theo quy định như đối với cảng cá đã công bố mở. Và cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác chỉ thực hiện cấp Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng, cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (Giấy SC) qua hệ thống eCDT. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, thực hiện từ ngày 01/8/2024. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản, thực hiện từ ngày 15/8/2024.

Từ ngày 15/8/2024, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh (Chi cục Thủy sản) chỉ thực hiện cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (Giấy CC) qua hệ thống eCDT.

Ngăn chặn từ sớm từ xa, đưa một số tỉnh vào diện giám sát đặc biệt trong chống IUU

Các tỉnh/thành phố tiến hành lập danh sách các đối tượng nguy cơ cao, có dấu hiệu thực hiện môi giới, đưa tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài (có liên quan đến môi giới đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài, chủ tàu/thuyền trưởng mất kết nối hệ thống và tháo gửi thiết bị VMS nhiều lần, chủ tàu/thuyền trưởng/thuyền viên đã từng hoặc có động cơ vi phạm vùng biển nước ngoài) và giao cho cơ quan chức năng (công an, bộ đội biên phòng, chính quyền cấp cơ sở,...) theo dõi; phối hợp với các lực lượng chấp pháp trên biển để giám sát thường xuyên, chặt chẽ các đối tượng cụ thể để ngăn chặn từ sớm, từ xa hành vi đưa tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biến nước ngoài, đặc biệt ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tiền Giang, Ben Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,...

Đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện hoạt động được đánh dấu, viết số đăng ký tàu cá theo đúng quy định; vận động chủ tàu cá không đủ điều kiện hoạt động không để ngư cụ và trang thiết bị phục vụ khai thác trên tàu. Báo cáo kết quả định kỳ theo quy định.

Đối với các/thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện kiểm tra, điều tra kỹ lưỡng hồ sơ cấp Giấy SC, Giấy CC đối với cá Kiếm. Điều tra xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, làm giả hồ sơ xuất xứ nguồn gốc đối với lô hàng cá Kiếm của Công ty TNHH T&H Nha Trang và Công ty TNHH Thịnh Hưng đã bị EC phát hiện năm 2022.

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác