Kết thúc đánh bắt quá mức sẽ giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm các loài sinh vật khoảng một nửa thời gian (19-03-2018)

Các nguồn cung thủy sản dồi dào hơn. Sản lượng đánh bắt cao hơn. Lợi nhuận từ đánh bắt. Có cách nào để đạt được những thành công này của nghề cá thương mại mà không gây tổn hại cho các loài nguy cấp khác đang vô tình bị đánh bắt?
Kết thúc đánh bắt quá mức sẽ giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm các loài sinh vật khoảng một nửa thời gian
Ảnh minh họa

Một nghiên cứu mới của Đại học Santa Barbara (UCSB) đã chỉ ra rằng có thể thực hiện được các điều trên trong khoảng một nửa thời gian. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, việc kết thúc đánh bắt quá mức cũng sẽ thúc đẩy sự phục hồi số lượng cho nhiều loài nguy cấp bị đánh bắt ngẫu nhiên như là sản lượng đánh bắt không mong muốn - cá và các sinh vật biển không mong muốn khác bị đánh bắt trong quá trình đánh bắt thương mại một loài khác. Các phát hiện của nhóm đã xuất hiện trên tạp chí Science.

Tác giả chính là ông Matt Burgess, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ thuộc Nhóm Thủy sản Bền vững tại Trường Khoa học Môi trường và Quản lý Bren của UCSB cho biết: “Nhiều động vật lớn, bao gồm động vật có vú ở biển, rùa và chim, bị đe doạ bởi đánh bắt không mong muốn. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể cứu các loài này bằng cách cải tiến đáng kể ngư cụ hoặc bằng cách hạn chế đánh bắt. Nhưng dự án này chỉ ra không phải lúc nào cũng như vậy. Trong khoảng một nửa số trường hợp, việc đánh bắt quá mức các loài động vật có vú, rùa và chim này xảy ra bởi vì chúng ta cũng đang khai thác quá mức các loài mục tiêu”.

Nghiên cứu đã kiểm tra xem cần phải giảm bao nhiêu áp lực đánh bắt để tối đa hóa lợi nhuận ở 4.713 loài thủy sản chiếm hầu hết sản lượng đánh bắt trên thế giới và ngăn chặn sự suy giảm của 20 loài động vật có vú ở biển, rùa biển và chim biển đang bị đe doạ là sản lượng đánh bắt không mong muốn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định những loài thủy sản nào có thể gây ra đánh bắt không mong muốn cho mỗi quần thể.

Để giải thích cho nhiều sự không chắc chắn trong từng khía cạnh này, các nhà khoa học mô phỏng 1.000 kịch bản có thể. Trong mỗi kịch bản, họ đặt ra câu hỏi liệu một phần nhỏ trong số 20 quần thể bị đe dọa có bắt đầu hồi phục nếu tất cả các nghề cá đã thực hiện các nỗ lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận của họ hay không. Đối với mỗi nhóm quần thể là sản lượng đánh bắt không mong muốn có thể sẽ không hồi phục theo những nỗ lực đó, các nhà điều tra sau đó đã hỏi mức lợi nhuận mà ngành đánh bắt sẽ phải từ bỏ để có thể phục hồi được số lượng bị đánh bắt không mong muốn. Trong 95% các kịch bản mô phỏng, phân tích đã chứng minh rằng từ 7- 13 số quần thể bị đánh bắt không mong muốn có thể được ngăn chặn không bị suy giảm với chi phí ít hơn 5% lợi nhuận tối đa.

Burgess cho biết: “Duy trì nghề cá hiệu quả và bảo vệ các loài bị đánh bắt không mong muốn hiện trong tình trạng bị đe doạ là hai trong số các mục tiêu chính của chính sách thủy sản. Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể hoàn thành các mục tiêu này khoảng một nửa thời gian cùng với hành động quản lý tương tự”.

Đối với một số quần thể như rùa luýt thuộc phía đông của Thái Bình Dương thì việc đánh bắt không mong muốn là không bền vững nhưng cũng là áp lực đánh bắt đối với nhiều loài mục tiêu. Đồng tác giả Christopher Costello, Giáo sư Bren và đồng trưởng Nhóm Thủy sản Bền vững, cho biết: “Đối với nhiều loài, bạn thực sự có được một lợi ích tương hỗ nơi mà việc xây dựng trữ lượng cá ở đại dương cao hơn dẫn đến lợi nhuận nghề cá cao hơn và phục hồi các loài nguy cấp”.

Để cứu được một nửa số quần thể bị đánh bắt không mong muốn, các ngành đánh bắt cá hoặc sẽ phải giảm bớt việc đánh bắt cá đến nỗi họ sẽ bỏ mất nhiều lợi nhuận hoặc cải tiến đáng kể các kỹ thuật đánh cá để tránh đánh bắt không mong muốn. Burger giải thích: “Những quần thể bị đánh bắt không mong muốn này cần phải loại bỏ hoàn toàn việc đánh bắt toàn bộ hay gần như toàn bộ để tồn tại, như cá heo chuột từ Vịnh California.

Đồng tác giả Rebecca Lewison của Đại học San Diego State University cho biết: “Nhận thức được lợi ích của việc xây dựng lại nghề cá đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng cho phép chúng ta tập trung chú ý vào các nguồn quan trọng khác làm các loài nguy cấp bị chết, như việc lấy trộm trứng, các loài xâm lấn, ô nhiễm và mất đi môi trường sống”.

HNN (Theo sciencedaily)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác