Nóng lên toàn cầu sẽ gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong nghề cá đại dương (13-03-2018)

Tác động của biến đổi khí hậu lên các đại dương trên thế giới sẽ gây ra sự sụt giảm đáng kể sản lượng thủy sản toàn cầu nếu xu hướng ấm lên hiện nay không được kiểm soát.
Nóng lên toàn cầu sẽ gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong nghề cá đại dương
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Irvine đang dự báo tăng phát thải khí nhà kính có thể làm giảm năng suất sinh học biển trong một nghìn năm hoặc nhiều hơn trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 9 tháng 3 năm 2018.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu về các nguy cơ của biến đổi khí hậu đều tập trung vào những gì sẽ xảy ra vào năm 2100, và bỏ qua những “hậu quả thảm khốc” như tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với cuộc sống đại dương trong hàng trăm năm tới.

Nếu không được kiểm soát, sự nóng lên sẽ làm tan băng quanh các cực của trái đất, và đặc biệt xung quanh Nam Cực, điều đang diễn ra. Bên cạnh việc gây ra mực nước biển dâng cao, băng ở cực tan chảy sẽ phá vỡ các dòng hải lưu, gió và sự phát triển của sinh vật phù du, rất cần thiết cho chuỗi thức ăn biển.

Tác giả chính là J. Keith Moore của Đại học California, Irvine nói với Reuters: “Các hệ sinh thái biển trên toàn thế giới sẽ ngày càng bị thiếu dinh dưỡng. Khí hậu đang nóng lên nhanh chóng, nhưng ở đại dương, phần lớn lượng nước nóng lên đó vẫn còn nằm ngay mặt nước”.

Moore đã giải thích điều gì sẽ xảy ra: “Phải mất hàng thế kỷ để nhiệt lượng này đi vào đại dương sâu hơn, thay đổi quá trình lưu thông và loại bỏ băng đá, là một phần của quá trình này. Đó là điều sẽ xảy ra nếu chúng ta không kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, và nó khá thảm khốc cho các đại dương”.

Về cơ bản, do khí hậu tiếp tục ấm lên, gió tây ở Nam bán cầu sẽ trở nên mạnh hơn, chuyển hướng về cực. Hành động này sẽ làm cho nước bề mặt nóng lên, băng biển biến mất, dẫn đến việc dinh dưỡng bị giữ lại ở Nam Đại Dương.

Nghiên cứu cho thấy rằng sinh vật phù du sẽ di chuyển đến những vùng sâu hơn của đại dương để tránh các vùng nước nóng - ngoài tầm với của các động vật biển sống gần bề mặt. Hiệu quả sẽ là đánh bắt thủy sản biển giảm 20% trong vào năm 2300, với sự sụt giảm 60% trong đánh bắt thủy sản Bắc Đại Tây Dương trong cùng khoảng thời gian.

“Vẫn còn thời gian để tránh sự nóng lên này và ổn định khí hậu vào cuối thế kỷ này, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và lượng khí thải ô nhiễm khí nhà kính”.

Thật thú vị, nghiên cứu này đi song song với một nghiên cứu Digital Journal báo cáo chỉ cách đây vài tuần. Nghiên cứu đó cho thấy một số minh bạch đối với ngành đánh bắt cá toàn cầu và cũng cho thấy sự khai thác quá mức các đại dương.

Vì vậy, người ta có thể nhìn vào hai nghiên cứu và hiểu rõ hơn về nhu cầu của các chính phủ để có được một kế hoạch tốt hơn trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính cũng như trở nên chủ động hơn trong việc bảo vệ các nghề cá biển khỏi bị khai thác quá mức.

Nghiên cứu trên giả định rằng khí nhà kính sẽ tiếp tục phát triển trong bầu khí quyển, làm tăng nhiệt độ bề mặt trung bình lên 9,6 độ C (17 độ Fahrenheit) vào năm 2300.

Nghiên cứu này không tính đến sự gia tăng axit, gây ra bởi sự hình thành carbon dioxide có thể làm suy yếu khả năng của các sinh vật như tôm hùm và hàu trong việc tạo vỏ bảo vệ.

Moore cũng gợi ý rằng cần có thêm nhiều mô hình khí hậu lâu dài, giống như nhóm của ông phát triển, vì các mô hình hiện tại không đủ để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên các đại dương trên thế giới qua năm 2100.

HNN (Theo digitaljournal)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác