Hệ thống truy xuất nguồn gốc và báo cáo (CDT) điện tử của USAID thông qua Dự án USAID Oceans and Fisheries Partnership (21-09-2017)

1. Giới thiệu về truy xuất nguồn gốc điện tử (CDT) Nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng biển và đại dương của châu Á Thái Bình Dương đang bị khai thác quá mức, trong khi đó, có nhiều hoạt động khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt đang tác động đến khu vực biển Châu Á Thái Bình Dương, việc khai thác bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) đã được xác định là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khoẻ của nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái biển. Ở Châu Á Thái Bình Dương, sản lượng bị đánh bắt bất hợp pháp (IUU) hàng năm ước tính khoảng 1,3-2,7 triệu tấn, chiếm 8-16% tổng lượng khai thác được báo cáo. Tổng giá trị sản lượng bị đánh bắt bất hợp pháp ở châu Á ước tính khoảng 5,8 tỷ đô la mỗi năm. Trên toàn cầu, hàng năm ước tính khoảng 24 triệu tấn hải sản bị khai  thác và thương mại trái phép. Về phía thị trường, các sản phẩm thủy sản thường bị dán nhãn sai cũng như nguồn gốc của chúng và phương pháp khai thác cũng không được biết rõ. Ví dụ: hơn một phần ba thủy sản ở thị trường Hoa Kỳ bị phát hiện sai nhãn.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc và báo cáo (CDT) điện tử của USAID thông qua  Dự án USAID Oceans and Fisheries Partnership
Ảnh minh họa

Hoạt động khai thác bất hợp pháp được thúc đẩy bởi sự quản lý nghề cá không đầy đủ và thiếu minh bạch về việc sản phẩm thuỷ sản được khai thác như thế nào, ở đâu và do ai thực hiện. Việc thiếu sự điều phối chuỗi dữ liệu, các hoạt động bất hợp pháp sẽ tiếp tục dẫn đến việc không thể phát hiện. Để đáp lại rủi ro từ hoạt động khai thác bất hợp pháp có thể gây ra đối với tính bền vững của nghề cá, nhu cầu về truy xuất nguồn gốc thuỷ sản ngày càng được nâng cao.

2. Tiếp cận

Tiếp cận của Dự án USAID Oceans là xây dựng một hệ thống Tài liệu và truy xuất sản lượng (CTD) điện tử minh bạch, bền vững về tài chính nhằm đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực Đông Nam Á được khai thác hợp pháp và dán nhãn chính xác. Hệ thống CDT hỗ trợ nỗ lực bổ sung của quan hệ đối tác, bao gồm tiếp cận Hệ sinh thái đối với quản lý nghề cá, Đối tác công tư, phúc lợi và điều phối khu vực.

Hệ thống CDT sẽ được tích hợp vào hệ thống thông tin (FIS) tập hợp các dữ liệu được thu thập từ hệ thống CDT với các cổng dữ liệu quốc gia khác đang sẵn có. Hệ thống CDT/FIS được thiết kế để khuyến khích việc thu thập và phân tích các dữ liệu sinh thái học, kinh tế học liên quan đến sản phẩm thuỷ sản thông qua chuỗi cung cấp thuỷ sản, cho phép truy xuất nguồn gốc từ điểm khai thác đến nhập khẩu và điểm cuối chuỗi bán lẻ. Hệ thống tích hợp sẽ hỗ trợ hiệu quả việc theo dõi, giám sát và kiểm soát (MCS) nghề cá quốc gia, vì CDT là một trong những phương pháp có giá trị và toàn diện nhất cho việc thống kê nghề cá với mức chi phí phù hợp. Thông tin sản lượng ở điểm khai thác có thể có giá trị cho việc quản lý nghề cá, đặc biểt là đánh giá nguồn lợi và nỗ lực lập quy hoạch không gian biển.

Trong bối cảnh của thị trường thuỷ sản Đông Nam Á hiện tại, CDT sẽ giúp các đối tác và chính phủ giải quyết một số vấn đề chính, bao gồm khai thác bất hợp pháp, dán nhãn sản phẩm sai thông tin, các vấn đề về an toàn thuỷ sản, hợp pháp, an toàn và các thực hành công bằng lao động, bình đẳng giới trong ngành thuỷ sản.

3. Hoạt động của hệ thống CDT

Báo cáo sản lượng điện tử đã được thử nghiệm thành công ở một số thị trường thuỷ sản khai thác nội địa như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Trong những quốc gia này, hệ thống báo cáo sản lượng điện tử và những phân tích liên quan đối với dữ liệu được thu thập được biết đến là một tiếp cận phổ biến đối với quản lý hệ sinh thái biển.

Đơn giản nhất, CDT nghĩa là ngay sau khi khai thác, một đường dẫn đầy đủ đối với sản phẩm thuỷ sản có thể được truy xuất, theo dõi từ tàu cá đến bàn ăn của người tiêu dùng. Giả định rằng CDT sẽ không chỉ cho phép người tiêu dùng để lựa chọn và mua sản phẩm thuỷ sản mà có thể truy xuất và kiểm tra về tính hợp pháp, công bằng, bền vững cũng như không khuyến khích sản phẩm thuỷ sản không được truy xuất hoặc nghi ngờ về sản phẩm đang được nhập khẩu bởi thị trường nước ngoài. Những công nghệ tiên tiến ngày nay đã hỗ trợ việc nâng cao khả năng báo cáo và kết nối, cho phép thu thập số liệu trên biển cho mục đích truy xuất nguồn gốc theo cách mà bị hạn chế với số liệu tại cảng cá và nâng cao việc báo cáo truy xuất nguồn gốc, mà thường bị giới hạn bởi việc kết nối và hạn chế về công nghệ.

4. Người sử dụng hệ thống CDT

Trong chuỗi cung cấp thuỷ sản, Dự án USAID Oceans and Fisheries partnership đề xuất nhằm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc từ điểm bảo quản lạnh và vận chuyển hàng trong chuỗi (ở nơi có các tiêu chuẩn tồn tại) ngược lại đến nhà chế biến và khai thác (nơi mà các tiêu chuẩn ít được xây dựng). Mục tiêu là nhằm thúc đẩy truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch cho sản phẩm thuỷ sản trong các hệ thống thông tin thủy sản hiện có (do các cơ quan quản lý thủy sản điều hành), các hệ thống nhập khẩu và nhập khẩu "một cửa" (do các cơ quan hải quan điều hành) và hệ thống báo cáo, hậu cần và hệ thống Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (vận hành bởi người khai thác và chế biến trong chuỗi cung ứng).

Nhằm thu thập và trao đổi dữ liệu có thể truy xuất được một cách đáng tin cậy trong một môi trường đa dạng các bên tham gia chuỗi cung ứng có nhiều thách thức từ nhiều khía cạnh như kỹ thuật, chính trị và hậu cần. Mỗi nhóm các bên liên quan (tức là các nhà khai thác, các nhà chế biến, các cảng/các cơ quan chức năng, các nhà quản lý nghề cá, kho lạnh/kho chứa, các cơ quan hải quan, các nhà bán sỉ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung cấp công nghệ) là những quan điểm độc đáo và quan tâm đến việc truy xuất chuỗi cung ứng. Để thành công, Dự án cần phải tính đến và kết hợp các nhu cầu đa dạng và quan điểm của toàn bộ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.

Nguyễn Bá Thông

(Theo USAID Oceans and Fisheries Partnership)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác