Tổ chức Oceana cảnh báo về tình trạng đánh bắt quá mức ở vùng biển châu Âu (10-07-2017)

Oceana lo ngại về việc thiếu hành động chính trị mang tính quyết định trong những năm gần đây nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt quá mức ở vùng biển châu Âu và kêu gọi sự thay đổi triệt để nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lợi thủy sản.
Tổ chức Oceana cảnh báo về tình trạng đánh bắt quá mức ở vùng biển châu Âu
Ảnh minh họa

Tổ chức bảo tồn biển quốc tế phản ứng với bản thông báo hàng năm của Ủy ban châu Âu EC về tình trạng trữ lượng thủy sản và tiến trình đạt được các mục tiêu của Chính sách Thuỷ sản chung (CFP).

Thông tin được EC đưa ra hôm thứ Năm xác nhận rằng kể từ khi thông qua khung pháp lý về thủy sản hiện tại vào năm 2013, không có cải tiến nào đối với tính bền vững của nguồn lợi thủy sản.

Mặc dù có nghĩa vụ pháp lý để chấm dứt tình trạng đánh bắt quá mức vào năm 2015 (hoặc, trong trường hợp ngoại lệ, vào năm 2020), tỷ lệ này chỉ giảm 1% ở vùng biển Đại Tây Dương - từ 42% trong năm 2013 xuống còn 41% vào năm 2015 – trong khi Địa Trung Hải vẫn ở mức báo động hơn 90%, với trữ lượng các loài thủy sản như cá tuyết, cá quân, cá nhám và cá tuyết lam bị khai thác ở mức cao gấp 6 lần so với mức độ được các nhà khoa học đề xuất.

Ông Lasse Gustavsson, Giám đốc điều hành Oceana ở châu Âu cho biết: “Đánh bắt quá mức không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một vấn đề kinh tế xã hội, và cách duy nhất để đảm bảo khả năng tồn tại của hơn 84.000 tàu cá EU và 150.000 ngư dân là đảm bảo trữ lượng các loài thủy sản ở mức ổn định và bền vững càng sớm càng tốt”.

Theo báo cáo mới nhất của cơ quan cố vấn EU - Uỷ ban Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế thủy sản (STECF) - với số liệu năm 2015, tình trạng trữ lượng thủy sản của EU khá nghiêm trọng và tiến độ đã quá chậm để đảm bảo rằng tất cả các loài thủy sản được quản lý bền vững vào năm 2020.

Ngoài ra, STECF lưu ý rằng các nguồn lợi thủy sản ở Địa Trung Hải và Biển Đen vẫn còn trong tình trạng rất tiêu cực. Tổ chức này báo động rằng số lượng những loài thủy sản đã được đánh giá đã giảm trong những năm gần đây và cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa.

HNN (Theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác