Nghề khai thác cá ngừ Inđônêxia tham gia chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (07-07-2017)

Một nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản của Inđônêxia đang theo đuổi chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (Marine Stewardship Council) chứng nhận cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn đánh bắt ở khu vực Tây Trung Thái Bình Dương, một động thái được sự ca ngợi của tổ chức Câu cần quốc tế International Pole and Line Foundation (IPNLF).
Nghề khai thác cá ngừ Inđônêxia tham gia chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển
Ảnh minh họa

Sorong, Công ty đồ hộp PT Citraraja Ampat Canning (PT CRA) có trụ sở tại Inđônêxia có thỏa thuận với khoảng 40 tàu đánh cá địa phương, sử dụng các phương pháp đánh bắt bằng câu cần. Công ty chế biến cá ngừ và sau đó xuất khẩu cá ngừ sang châu Âu, Singapore và Malaysia.

Công ty đã thuê một cơ quan đánh giá chứng nhận (CAB) để đánh giá nghề cá, ngành sản xuất 2.600 tấn cá ngừ vằn và 543 tấn cá ngừ vây vàng trong năm 2016. Theo IPNLF, nhóm đánh giá sẽ tiến hành chuyến thăm thực địa lần đầu vào tháng 8 năm 2017, IPNLF cho biết trong một thông cáo báo chí rằng sự tiến bộ của công ty trong việc nỗ lực đạt được tiêu chuẩn Hội đồng Quản lý Biển “sẽ cung cấp một nền tảng vô giá cho các cộng đồng ngư dân truyền thống ở Trung Tây Thái Bình Dương”.

Giám đốc công ty Ali cho biết: “ PT CRA cam kết sự bền vững và rất tự hào khi chứng minh được điều này bằng cách đánh giá ngư trường Sorong theo tiêu chuẩn MSC. Đây là một thời điểm có ý nghĩa đối với PT CRA, các đối tác thị trường của chúng tôi, IPNLF và các ngư dân đánh bắt cá ngừ bằng câu cần của Inđônêxia”.

IPNLF cho biết nếu thành công, nghề cá có thể sẽ cung cấp cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng đã được MSC chứng nhận cho thị trường quốc tế vào cuối năm 2018.

Martin Purves, Giám đốc Điều hành của IPNLF cho biết: “Inđônêxia là quốc gia đánh bắt cá ngừ lớn nhất thế giới và nguồn tài nguyên này rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhiều cộng đồng ngư dân trong nước. Với tuyên bố này, Công ty đồ hộp PT Citraraja Ampat Canning đang tiến hành một bước đi táo bạo và sẽ có vị thế tốt hơn để tận dụng nhu cầu quốc tế ngày càng tăng về cá ngừ đánh bắt bền vững. Chúng tôi mong muốn hợp tác với họ, cũng như các thành viên khác của IPNLF, để tiếp tục các cải tiến có ý nghĩa trong đánh bắt cá ngừ để bảo đảm sự bền vững lâu dài của các nguồn tài nguyên và các cộng đồng phụ thuộc vào chúng”.

HNN (Theo seafoodsource)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác