Sử dụng đèn led trong khai thác thủy sản (06-06-2017)

Đặc trưng cơ bản của nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam là đa dạng về thành phần loài, phần lớn là cá nổi, phân bố phân tán, di cư thẳng đứng theo ngày đêm. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp tập trung cá, mực như chà, bọng, ánh sáng,… để khai thác hiệu quả là rất cần thiết và đã được ứng dụng từ lâu ở nước ta. Trong đó, ánh sáng được dùng rất phổ biến trên các tàu khai thác cá nổi nhỏ, mực ống như lưới vây, lưới chụp, lưới mành, câu mực,… Nguồn sáng và phương thức chiếu sáng không ngừng được cải tiến để nâng cao hiệu suất nguồn sáng, khả năng tập trung đàn cá như: đèn măng-xông, đèn nê-ông, huỳnh quang, cao áp, điện tử (LED); anh sáng trắng, ánh sáng màu; chiếu sáng trên mặt nước, trong nước,…
Sử dụng đèn led trong khai thác thủy sản

Cả nước có khoảng 40.000 tàu sử dụng ánh sáng đèn cao áp và đền huỳnh quang, công suất ánh sáng trung bình khoảng 20kW/tàu, thời gian thắp sáng khoảng 06giờ/ngày-đêm. Như vậy, theo lý thuyết, tổng công suất phát sáng ước tính của đội tàu cá nước ta khoảng 960 triệu kWh/năm, tiêu tốn hơn 380 triệu lít dầu/năm, tương ứng khoảng 4,7 nghìn tỷ đồng/năm. Nếu thay thế nguốn sáng bằng đèn LED, đội tàu cá sẽ tiết kiệm được khoảng 300 triệu lít dầu/năm, tương ứng khoảng 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 810 nghìn tấn CO2/năm.

          Về mặt lý thuyết, sử dụng đền LED trong khai thác hải sản mang lại lợi ích rất lớn cho cá nhân các chủ tàu, cho cả nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường thông qua giảm lượng phát thải nhà kính. Tuy nhiên, việc sử dụng thay thế các nguồn sáng truyền thống bằng đèn LED trên tàu cá vẫn chưa được triển khai áp dụng rông rãi trong thực tế. Tại Hội thảo ngày 03/6/2017 tại Viện Hải dương học với sự thamg gia của gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và ngư dân các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Bến Tre đã trao đổi, đánh giá các ưu điểm và thảo luận các khó khăn, vướng mắc để ứng dụng đèn LED rộng rãi trong thực tế sản xuất. Tại Hội thảo, một số nghiên cứu thử nghiệm đèn LED trên tàu khai thác hải sản ở Việt Nam đã chứng minh được đèn LED có thể sử dụng để thay thế đèn truyền thống trong việc thu hút, tập trung và gom đàn để tiến hành khai thác bằng lưới vây. Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, sử dụng đèn LED sẽ giảm được đến 75% chi phí dầu chạy máy phát điện, giảm chi phí đầu tư hệ thống máy phát điện (giảm hơn 70% công suất), năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế cao hơn tàu sử dụng nguồn sáng truyền thống. Ngoài ra, đèn LED còn có các ưu điểm khác như: tuổi thọ lâu hơn, hiệu suất phát sáng cao hơn… so với các loại đèn truyền thống khác.

Hội thảo thống nhất chỉ ra ba khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai ứng dụng rộng rãi đèn LED trong thực tế khai thác hải sản: 1) Vốn đầu tư cao hơn các loại đèn truyền thống. Vốn đầu tư hệ thống đèn LED cùng công suất phát sáng cao hơn từ 1,5-3,0 lần so với đèn truyền thống; 2) Hiệu quả sử dụng đèn LED so với đèn truyền thống chưa được chứng minh rõ ràng, thuyết phục; 3) Chất lượng đèn LED, độ bền, khả năng thay thế các bộ phận chưa được chứng minh một cách thuyết phục trong thực tế sản xuất; và 4) Ngư dân cần có thời gian để thay đổi phương thức sản xuất mới, chưa muốn thay hệ hê thống thiết bị truyền thống đã đầu tư, đặc biệt là máy phát điện, dàn đèn,…

Hội thảo thống nhất kiến nghị với một số cơ quan, tổ chức liên quan như sau để nhanh chóng thay thế việc sử dụng các loại đèn truyền thống bằng đèn LED để giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường:

Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ: Tiếp tục nghiên cứu cải tiến tính chất quang lý của ánh sáng đèn LED, phương pháp, chế độ phát sáng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đối tượng khai thác để có được mô hình chiếu sáng phù hợp cho từng nghề khai thác hải sản làm cơ sở cho việc chuyển gia, áp dụng, nhân rộng trong thực tế sản xuất.

Đối với các nhà sản xuất đèn LED: Tiếp tục phối hợp với các tổ chức khoa học và ngư dân triển khai các nghiên cứu thử nghiệm, cải tiến hệ thống đèn LED cho phù hợp với thực tế khai thác. Có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi, sử dụng đèn LED thay thế đèn truyền thống trên tàu khai thác hải sản.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Bố trí nguồn lực phù hợp để nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống đèn LED sử dụng trên tàu khai thác hải sản. Có chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp và người dân sản xuất, sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường.

VDH

Ý kiến bạn đọc

Tin khác