Đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho ngư dân (20-05-2020)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho ngư dân, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khai thác trên biển.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho ngư dân
Ảnh minh họa

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đối với ngành khai thác hải sản

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng sản lượng thủy sản khai thác quý I năm 2020 đạt 841 nghìn tấn, (tăng 1,9% so với cùng kỳ), trong đó khai thác hải sản đạt 806 nghìn tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng khai thác cá nổi nhỏ (cá trích, cá cơm, cá nục…) tăng khá, chủ yếu xuất hiện nhiều ở ven biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Sản lượng cá ngừ đại dương trong quý I năm 2020 đạt 25.160 tấn, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ hải sản khai thác gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến giá hải sản giảm mạnh so với thời gian trước khi có dịch, cụ thể: các loại cá đông lạnh để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bán cho nhà hang và bếp ăn tập thể nghỉ chống dịch. Giá cá ngừ trung bình còn giảm từ 10-20% do xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài giảm, giá trị xuất khẩu cá ngừ tính đến 31/3/2020 đạt 146,5 triệu USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ. Hiện nhiều công ty giảm lượng thu mua do không đủ công suất kho lạnh để trữ hang nên giá cá tiếp tục giảm. Giá các loại cá tươi bán tại chợ nội địa giảm khoảng 10-15% do nhiều địa phương thực hiện cách ly chống dịch.

Tình hình thời tiết 4 tháng đầu năm 2020 tương đối thuận lợi, các tàu nghề lưới vây, lưới rê đều đạt hiệu quả khá. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận trung bình đạt từ 30-60 triệu đồng/chuyến biển. Một số địa phương, tàu cá khai thác cá nổi trúng mùa đạt hiệu quả cao (đạt 100-150 triệu đồng/chuyến). Hiện tại, một số tỉnh miền Trung, nghề câu cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to) hiệu quả thấp, lỗ nhẹ do giá bán cá giảm. Nghề lưới kéo (khai thác cá đáy) do sản lượng thấp nên nhiều tàu cũng lỗ nhẹ.

Tình hình thời tiết 4 tháng đầu năm 2020 tương đối thuận lợi, các tàu nghề lưới vây, lưới rê đều đạt hiệu quả khá. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận trung bình đạt từ 30-60 triệu đồng/chuyến biển. Một số địa phương, tàu cá khai thác cá nổi trúng mùa đạt hiệu quả cao (đạt 100-150 triệu đồng/chuyến). Hiện tại, một số tỉnh miền Trung, nghề câu cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, mắt to) hiệu quả thấp, lỗ nhẹ do giá bán cá giảm. Nghề lưới kéo (khai thác cá đáy) do sản lượng thấp nên nhiều tàu cũng lỗ nhẹ.

Đánh giá về ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, hiện tại do giá dầu đã giảm mạnh so với cuối năm 2019 (giảm 35%) nên ngư dân vẫn tích cực bám biển sản xuất ở tất cả các vùng biển để khai thác hải sản. Tại hầu hết các địa phương chưa xảy ra tình trạng tàu cá nằm bờ, không đi khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid. Về cơ bản, hiện nay hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 do giá dầu giảm (nhiên liệu chiếm khoảng 40-60% chi phí sản xuất của chuyến biển, tùy từng loại nghề khai thác). Nhiều loại hải sản bị giảm giá và lượng tiêu thụ giảm so với trước khi có dịch nên hiệu quả sản xuất của ngư dân bị giảm đáng kể. Những tàu cá khai thác sản lượng thấp hoặc sản phẩm đánh bắt tiêu thụ chậm do không xuất khẩu được hoặc chất lượng thấp sẽ bị lỗ nhẹ. Mặc dù hiệu quả sản xuất thấp, kể cả lỗ khi đi sản xuất nhưng ngư dân vẫn bám biển sản xuất để giữ lao động giảm bớt chi phí duy trì nếu tàu cá nằm bờ. Với tàu cá hoạt động tại vùng biển xa được hưởng chính sách hỗ trợ nhiên liệu theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg sẽ giúp ngư dân duy trì sinh kế trong thời gian dịch Covid-19 ảnh hưởng.

Đến cuối tháng 4/2020, nước ta đã cơ bản đẩy lùi được Covidd-19, đảm bảo an toàn cơ bản cho người dân. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cần tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giao thương mạnh mẽ kể cả đẩy mạnh du lịch nội địa với một số yêu cầu cụ thể. Việc tổ chức sản xuất, hoạt động bình thường của người dân là yêu cầu cấp bách để bảo đảm việc làm, thu nhập, tăng trưởng. Các nhà máy, xí nghiệp, trường học từng bước khôi phục hoạt động trở lại bình thường sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, trong đó có thủy sản.

Đối với xuất khẩu thủy sản, nếu tình hình dịch bệnh Covidd-19 tiếp tục ảnh hưởng trên toàn cầu thì việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại nhà hàng ở các thị trường giảm mạnh, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản có giá trị cao. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống. Sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn cũng sẽ được ưa chuộng. Đa dạng hóa sản phẩm, thích ứng nhanh với biến động của thị trường là những yếu tố giúp tạo động lực tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu cũng là thời cơ để các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường nhập khẩu của các nước, tăng lượng xuất khẩu bù lại sản lượng bị ảnh hưởng trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covidd-19.

Công tác chỉ đạo sản xuất của ngành

Trước ảnh hưởng của dịch Covidd-19 đối với ngành nông nghiệp, trong đó có ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các địa phương, kịp thời điều chỉnh mùa vụ, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát tàu cá tại cảng, đảm bảo công tác phòng chống dịch nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác. Đồng thời, Bộ đã đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành, hiệp hội ngành hàng chủ động xây dựng các phương án, kịch bản xuất khẩu nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi hết dịch.

Đối với các địa phương có tàu cá hiệu quả sản xuất thấp, Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo, hướng dẫn ngư dân trong thời gian này có thể tạm thời không đi khai thác, tranh thủ sửa chữa, bảo dưỡng tàu và ngư lưới cụ, góp phần giảm cường lực khai thác trong ngắn hạn, để nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi. Sau khi dịch Covidd-19 chấm dứt, hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu phục hồi thì hiệu quả sản xuất khai thác sẽ cao hơn. Các tàu cá tạm dừng khai thác sẽ đăng kí với chính quyền địa phương để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định hiện hành.

Hiện nay, việc xuất khẩu thủy sản tiếp tục bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh tại các thị trường nhập khẩu, để giải quyết vấn đề hải sản khai thác giảm giá do tiêu thụ chậm, chưa xuất khẩu được, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương: khuyến cáo các cơ sở chế biến tập trung đẩy mạnh chế biến hải sản (đóng hộp, làm nước mắm, sản phẩm khô, chả cá…). Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến sẵn bảo quản đông lạnh, sản phẩm thủy sản đóng hộp và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Khuyến cáo, hướng dẫn ngư dân có biện pháp giảm thời gian bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu như giảm bớt thời gian chuyến biển, liên kết với các tàu dịch vụ hoặc tăng cường áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác để kịp thời vận chuyển về bờ, đảm bảo chất lượng, cung cấp các sản phẩm hải sản tươi để tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực xây dựng trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, triển khai Đề án nâng cao giá trị sản phẩm hải sản khai thác và các giải pháp đồng bộ khác để đảm bảo ngành khai thác thủy sản tiếp tục duy trì ổn định, phát triển bền vững trong thời gian tới.

Một số giải pháp

Hiện nay, ngư dân khai thác thủy sản vẫn đang tiếp tục nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước đã có như: miễn thuế, ưu đãi thuế, hỗ trợ chi phí nhiên liệu, hỗ trợ vay vốn tín dụng, vay vốn lưu động. Đối với chủ tàu vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67, Ngân hàng đã được hỗ trợ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên về cơ bản Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận thấy chưa cần thiết đề xuất thêm chính sách hỗ trợ cho ngư dân đi khai thác hải sản trong giai đoạn này. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thông tin dịch bệnh Covidd-19 tại các thị trường chính, truyền thống tận dụng cơ hội xuất khẩu hải sản ngay khi dịch được kiểm soát và thị trường nhập khẩu mở cửa trở lại, tận dụng thuế quan FTA để nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức rà soát, đánh giá hoạt động của chuỗi liên kết sản xuất thủy sản, tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết chuỗi khai thác, chế biến tiêu thụ trong khai thác thủy sản thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản.

Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp ngư dân tiêu thụ sản phẩm đánh bắt trong thời gian này, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ như sau:

Bộ Công thương: Phối hợp chặt chẽ với các địa phương cộng đồng doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, nhất là thúc đẩy tiêu thụ nội địa tại các chuỗi siêu thị, bán lẻ, bán hàng trực tuyến. Tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, quản lý thị trường, lưu thông, cung ứng hàng hóa, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng. Phối hợp với các bộ ngành liên quan và hiệp hội ngành hàng theo dõi sát diễn biến thị trường, tích cực trao đổi với các bên thuộc thị trường nhập khẩu để tháo gỡ rào cản thương mại, thủ tục. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ký kết, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung đối tượng là chủ tàu và ngư dân đăng kí tạm dừng khai thác hoặc bị ảnh hưởng do không đi khai thác trong thời gian dịch Covidd-19 được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Thu Hiền

Ý kiến bạn đọc

Tin khác