Các tổ chức phi chính phủ và công ty công nghệ phát triển công cụ chống lại đánh bắt bất hợp pháp (28-11-2017)

Các tổ chức phi chính phủ như Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã TRAFFIC, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế WWF đã hợp tác với Doanh nghiệp Hewlett Packard HPE để phát triển một công cụ mới dựa trên web nhằm giải quyết các vụ đánh bắt bất hợp pháp.
Các tổ chức phi chính phủ và công ty công nghệ phát triển công cụ chống lại đánh bắt bất hợp pháp
Ảnh minh họa

Công cụ phân tích dữ liệu này, được gọi là DETECT-IT, nhằm giúp các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cán bộ Hải quan, các cơ quan thực thi luật pháp và các cán bộ ngành thủy sản tìm kiếm nhanh thông qua số liệu thương mại thủy sản để xác định tiềm năng đánh bắt và buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thủy sản trên thế giới.

Công cụ này giúp tìm ra sự khác biệt trong dữ liệu thương mại được báo cáo ở cả các sản phẩm thủy sản nuôi và đánh bắt tự nhiên giữa các quốc gia và đưa ra cờ màu đỏ đối với những nơi việc buôn bán thủy sản bất hợp pháp có thể xảy ra.

Markus Burgener, một cán bộ chương trình cao cấp cho biết: “Theo ý tưởng và tư liệu ban đầu của TRAFFIC, sự hợp tác với WWF và HPE đã dẫn tới việc phát triển một công cụ mới mạnh mẽ nhằm tăng tốc độ phát hiện các sự khác biệt về dữ liệu thương mại có khả năng che giấu hoạt động thương mại bất hợp pháp”.

Trước đây, dữ liệu thương mại phải được đánh giá theo cách thủ công và quá trình tìm kiếm sự chênh lệch là chậm và mất thời gian.

DETECT-IT tăng tốc quá trình đó, cho phép tìm kiếm hàng triệu hồ sơ thương mại chỉ trong vài giây.

Michele Kuruc, Phó chủ tịch về chính sách đại dương của WWF cho biết: “Khai thác trái phép đang hủy hoại hệ sinh thái, cộng đồng và nền kinh tế đại dương”.

Theo quan điểm của ông, DETECT-IT là một vũ khí mới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên biển để đạt được lợi ích cá nhân.

Christopher Wellise, Giám đốc Cố vấn Bền vững của HPE cho biết: “DETECT-IT thể hiện tiềm năng của công nghệ để giải quyết một số thách thức môi trường phức tạp nhất trên thế giới”.

Ước tính toàn cầu cho thấy hơn 30% thủy sản bị đánh bắt trái phép và gây ra thiệt hại lên đến 36,4 tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới. Khai thác trái phép góp phần phá huỷ hệ sinh thái, gây nên tình trạng đánh bắt quá mức, đe dọa đến an ninh lương thực và liên quan đến các vụ vi phạm nhân quyền.

Kuruc giải thích rằng công cụ mới này được thử nghiệm và cải thiện và công nghệ này có thể được sử dụng để trừng trị nghiêm minh các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị buôn bán trái phép khác, bao gồm gỗ và động vật hoang dã.

HNN (Theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác