Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu và Quy định về bảo vệ các loài thú biển của Hoa Kỳ (11-10-2017)

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA), ngày 9/10/2017, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với NOAA tổ chức Cuộc họp trao đổi về Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) và Quy định về bảo vệ các loài thú biển của Hoa Kỳ (MMPA).
Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu và Quy định về bảo vệ các loài thú biển của Hoa Kỳ

Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu xây dựng nhằm cấp giấy phép, khai báo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ với việc nhập khẩu một số loài cá và sản phẩm cá được xác định là có yếu điểm bị đánh bắt bất hợp pháp IUU hoặc gian lận hải sản. Dữ liệu thu thập được sẽ giúp truy tìm nguồn gốc của các loài hải sản ưu tiên từ lúc nhập cảng vào thị trường thương mại Hoa Kỳ trở về lúc thu hoạch hoặc nơi sản xuất để xác minh các loài hản sản đó có được thu hoạch hoặc sản xuất hợp pháp hay không. Việc thu thập hồ sơ về hoạt động đánh cá và bốc dỡ các loài hải sản ưu tiên này sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống Dữ Liệu Thương Mại Quốc Tế (ITDS), là cửa duy nhất của chính phủ Hoa Kỳ về những hoạt động khai báo của nhập cảng hay xuất cảng. Các công ty xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ cần phải lưu giữ hồ sơ về chuỗi hành trình của cá hoặc sản phẩm cá từ khi thu hoạch đến khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Danh sách các loài hải sản nằm trong chương trình này bao gồm: Bào ngư, Cá tuyết Đại Tây Dương Cua xanh (Đại Tây Dương), Cá nục heo cờ (Mahi Mahi), Cá mú,  Cua hoàng đế (đỏ), Cá tuyết Thái Bình Dương, Cá hồng. Ngày 01/01/2018 là ngày bắt đầu thực hiện theo quy định đối với hầu hết các loài ưu tiên có trong luật, riêng tôm và bào ngư được thực hiện vào một ngày sau. Ngày có hiệu lực của luật này đối tới tất cả sản phẩm tôm và bào ngư nhập cảng Hoa Kỳ - đánh cá ở biển/sông và nuôi hải sản - sẽ được hoãn lại cho đến khi các yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ hợp lệ đã được thiết lập cho nuôi hải sản nội địa Hoa Kỳ - nuôi tôm và bào ngư. Vào thời điểm đó, NOAA Fisheries sẽ công bố ngày tuân thủ cho tôm và bào ngư. 

Thông tin thu thập bao gồm: Tên và quốc tịch của tàu thu hoạch; Chứng nhận được phép đánh bắt (số giấy phép); Mã nhận dạng tàu duy nhất (nếu có); Tên của trại hoặc cơ sở nuôi hải sản; Loại ngư cụ sử dụng. Lưu ý cần chỉ rõ khu vực đánh cá và loại ngư cụ theo quy ước khai báo và mã mà cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền hạn pháp lý đối với hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên sử dụng. Nếu không có yêu cầu báo cáo như vậy , cần sử dụng mã khu vực đánh bắt và mã ngư cụ theo Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra, thông tin cần có gồm: Loài cá; Ngày bốc dỡ; Điểm bốc dỡ đầu tiên; Hình thức sản phẩm khi bốc dỡ (bao gồm cả số lượng và trọng lượng sản phẩm); Khu vực đánh cá ở biển/sông hoặc nuôi hải sản; Tên (các) thực thể mà tại đó cá được bốc dỡ hoặc giao nhận. Lưu ý, trong trường hợp lượng nhập và sản phẩm được gom góp từ nhiều sự kiện thu hoạch, mỗi sự kiện tương ứng với một lô vận chuyển phải được khai báo nhưng nhà nhập cảng không cần liệt ra mỗi sự kiện với một loài cá hoặc một phần cụ thể của lô vận chuyển.

Thông tin về nhà nhập khẩu: Tên, mối quan hệ và thông tin liên lạc; NOAA Fisheries đã cấp số giấy phép Thương Mại Thủy Sản Quốc Tế (IFTP); Nhà nhập cảng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ về chuỗi hành trình sản phẩm đã trình bày chi tiết ở trên; Thông tin về mọi hoạt động chuyển tải cho sản phẩm (tờ khai của tàu thu hoạch/tàu hàng hải , hóa đơn); Hồ sơ về việc chế biến, tái chế biến và pha trộn sản phẩm; Thông tin/tài liệu về quy luật cuối cùng được đăng trên www.iuufishing.noaa.gov...

Tại cuộc họp, NOAA đã giới thiệu tổng quan về Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu của Hoa Kỳ, khung thời gian thực hiện, yêu cầu dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản; yêu cầu dữ liệu về chuỗi cung ứng để lưu hồ sơ; quy định đối với nghề cá quy mô nhỏ cũng như cơ sở nuôi trồng thủy sản; giới thiệu về Quy định bảo vệ các loài thú biển…

Hà Kiều

Ý kiến bạn đọc

Tin khác