MSC đặt mục tiêu bao phủ 20% thủy sản toàn cầu (09-10-2017)

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đặt mục tiêu có ít nhất 20% thủy sản thế giới được chứng nhận đạt tiêu chuẩn bền vững vào năm 2020, tăng so với mức hiện tại là 12%.
MSC đặt mục tiêu bao phủ 20% thủy sản toàn cầu
Ảnh minh họa

MSC là một trong số các công ty và tổ chức từ khắp chuỗi cung cấp hải sản chia sẻ một loạt các cam kết hỗ trợ cho hội nghị Our Ocean do Liên minh châu Âu đăng cai tổ chức và khai mạc ngày 5/10 tại Malta.

Cuộc họp 2 ngày nhằm đưa ra những giải pháp chung và những cam kết đầy tham vọng trong việc quản lý đại dương bền vững. Các nhà lãnh đạo năm 2020 cho một đại dương sống, một sáng kiến ​​của Hội đồng Quản lý Biển (MSC), tập hợp 27 công ty từ khắp nơi trên thế giới, những công ty cam kết tăng nguồn cung cấp, thương mại và sự sẵn có của thủy sản được chứng nhận, có thể truy xuất nguồn gốc và bền vững. Liên minh này được xây dựng trên nền tảng của hơn 300 đơn vị đánh bắt thủy sản và 3.000 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, bao gồm 80 nhà bán lẻ lớn, cam kết sản xuất và bán thủy sản được chứng nhận đạt tiêu chuẩn MSC.

Rupert Howes, Giám đốc Hội đồng Quản lý Biển cho biết: “Sự lãnh đạo và sự tham gia của doanh nghiệp là căn bản để giải quyết các thách thức toàn cầu về đánh bắt cá không bền vững và bất hợp pháp. Việc chuyển đổi ngành đánh bắt thủy sản toàn cầu và cung cấp các hệ sinh thái biển dồi dào và năng suất cao phụ thuộc vào sự đổi mới kinh doanh và quản lý có trách nhiệm. Như những cam kết ấn tượng này cho thấy tính bền vững là trọng tâm của những doanh nghiệp có suy nghĩ tiên tiến này. Các nhà lãnh đạo này chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi đối với các đại dương khỏe mạnh, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với các công ty, hành tinh của chúng ta, và sẵn sàng hành động”.

Trong số các đối tác MSC công bố các cam kết đầy tham vọng là nhà bán lẻ Nhật Bản, Aeon và Tmall Fresh, phân khúc sản phẩm tươi sống của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Mục tiêu đạt 20% thủy sản được chứng nhận vào năm 2020 có khả năng chuyển đổi ngành. Các mục tiêu cũng được đặt ra bởi các công ty lớn trong ngành khai thác thủy sản, với các Tổ chức Sản xuất Thủy sản Đan Mạch, đại diện cho tất cả ngư dân thương mại Đan Mạch, đạt được chứng chỉ MSC cho hơn 90% nghề cá của nước này và khẳng định lại cam kết của họ trong việc cải tiến hoạt động khai thác thủy sản.

Tầm nhìn 2020

Các mục tiêu do các nhà lãnh đạo thủy sản công bố được đưa ra trong bối cảnh các cam kết của MSC trong việc thu hút 20% lượng thủy sản toàn cầu tham gia chương trình của tổ chức này vào năm 2020. Để đạt được điều này MSC sẽ tăng cường tập trung vào các hệ sinh thái hiện đang thiếu trong chương trình, nhưng ở những nơi sản lượng đánh bắt và mối đe dọa đối với đa dạng sinh học là cao và sẽ đưa ra các công cụ mới để giúp các nghề cá ở Nam bán cầu có thể tiến tới chứng nhận MSC.

Các nghề cá được chứng nhận MSC hiện đang khai thác 12% lượng đánh bắt trên biển toàn cầu và số liệu mới cho thấy số lượng hải sản có nhãn MSC đã tăng 10% trong năm ngoái (khoảng 660.000 tấn trong tháng 3 năm 2016 lên đến 731.000 tấn vào tháng 3 năm 2017). Báo cáo tác động của MSC cũng chỉ ra rằng 94% nghề cá tham gia chương trình đã có ít nhất một cải tiến để đạt được hoặc duy trì chứng nhận, tổng cộng hơn 1.200 sự cải tiến trong 16 năm qua. Các nghề cá được chứng nhận nói chung nhằm vào các quần thể cá lớn hơn trong những năm sau khi chứng nhận, và so với các nghề cá không được chứng nhận, cho thấy sự khác biệt về tính bền vững của các nguồn lợi thủy sản mục tiêu.

Tiêu chuẩn Thủy sản dựa trên khoa học của MSC phản ánh các hướng dẫn quốc tế do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (UNFAO) và Sáng kiến ​​về Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI), cả hai tổ chức đều tham dự Hội nghị ở Malta. Các nghề cá phù hợp với các tiêu chuẩn của MSC được đánh giá độc lập, được kiểm tra thường xuyên và có thể được yêu cầu để cải tiến hơn nữa để tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn tốt nhất.

HNN (Theo thefishsite)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác