Ngư dân nghề cá quy mô nhỏ đối mặt với nhiều trở ngại (16-09-2017)

Trong số 37 triệu người tham gia nghề khai thác thủy sản thủ công hoặc nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới thì có 90% ở Châu Á và họ sử dụng các loại lưới hiếm, thuyền, lồng để có thể đánh bắt cá hoặc nuôi cá làm sinh kế.
Ngư dân nghề cá quy mô nhỏ đối mặt với nhiều trở ngại
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), có hơn 100 triệu người liên quan gián tiếp đến các hoạt động này. Mặc dù là nghề cá quy mô nhỏ nhưng họ đóng góp 2/3 lượng thủy sản mà người dân trên thế giới tiêu thụ.   

Một thực tế “quá lớn để bỏ qua”, như được đề cập trong cái tên của nó trên mạng lưới toàn cầu "Too Big To Ignore" (TBTI), với hàng trăm nhà nghiên cứu đang cố gắng giải đáp cho các vấn đề làm giảm sự phát triển của ngành.

Tại một hội nghị được tổ chức tại Rome, Tiến sĩ Ratana Chuenpagdee, Giám đốc dự án TBTI, đã đưa ra các mối quan ngại chính như: sức khỏe hệ sinh thái, công bằng xã hội, sinh kế và an ninh lương thực.

Xét trên mọi phương diện, vẫn có hình bóng của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và những thay đổi sâu sắc về môi trường.

Tiến sĩ Chuenpagdee nói: “Ngư dân nghề cá quy mô nhỏ đang bị vây quanh bởi những thứ bị ảnh hưởng nhất nhưng họ không góp phần gây ra tình trạng này”.

Một ví dụ khác là sự bất bình đẳng về trợ cấp. Chuyên gia đề nghị họ được tham gia vào nghề cá quy mô lớn, nghề mà ước tính chiếm 60% trong tổng số 35 triệu đô la Mỹ được bổ sung cho các hoạt động hỗ trợ khai thác.

Nghề khai thác thủ công vô tình đã bị buộc phải đối phó với sự cạnh tranh từ các tàu khai thác lớn để tìm kiếm sản lượng kinh tế tối đa, và lệnh cấm khai thác ở các khu bảo tồn biển.

Ví dụ, điều này đã xảy ra ở đảo Zanzibar, nơi có 250.000 người (chiếm 1/5 dân số trên đảo này) sống phụ thuộc trực tiếp vào nghề khai thác hải sản.

Từ năm 2005 đến năm 2011, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đã có rất nhiều khu bảo tồn biển được thành lập, bỏ lại phía các hoạt động đánh bắt truyền thống và áp dụng các phương pháp khác của phương Tây, mặc dù một số vấn đề như giảm sản lượng hoặc phá hủy hệ sinh thái đã được giải quyết.

Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền dự định thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng lợi thế của vùng biển ít được khai thác của người Tanzania. Việc này được phản ánh trong một ấn phẩm của TBTI phân tích tình trạng của nghề cá quy mô nhỏ ở hàng chục quốc gia.

Những sự khác biệt

Giáo sư Svein Jentoft, Đại học Tromsø – Nauy, giải thích rằng các cộng đồng rất khác nhau và “có những khó khăn để phổ biến các bài học kinh nghiệm từ nước này sang nước khác”.

Nói cách khác, những điều hiệu quả ở Ghana có thể không hiệu quả ở Nicaragua. Mỗi nước đối mặt với những trở ngại riêng của họ.

Theo báo cáo, ở Greenland, trái ngược với các công ty khai thác thủy sản quốc tế lớn, ngư dân địa phương bao gồm cả người bản địa và phụ nữ rõ ràng bị thiệt thòi và hạn chế phương tiện khai thác.

Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng bằng nhiều cách vẫn có thể quản lý nguồn lợi và hỗ trợ cho các ngư dân đánh bắt thủ công.

Ở Ấn Độ, hàng trăm tàu thuyền neo đậu dọc bờ biển vài tháng một năm do có lệnh cấm đánh bắt trong thời kỳ gió mùa nhằm ngăn ngừa thiệt hại nguồn lợi. Chỉ có ngư dân nghề cá quy mô nhỏ mới đi biển, họ đi bằng thuyền chèo, thuyền buồm hoặc thuyền có động cơ nhỏ. Theo các chuyên gia, một biện pháp được thảo luận nhiều cuối cùng sẽ làm lợi cho các biện pháp mà được coi là không quan trọng nhất.

Với một trong những mức tiêu thụ cá cao nhất trên đầu người, Nhật Bản có ngư dân được tổ chức trong các hợp tác xã, hợp tác xã giúp họ có thị trường tiêu thụ sản phẩm, có phương tiện vật chất, bảo hiểm và tín dụng.

Cuộc thảo luận hiện tại tập trung vào việc làm thế nào để tập hợp các hiệp hội, đoàn thể nhỏ hơn thành nhóm, vì các hiệp hội này đã có sự suy giảm thành viên khi dân số già đi.

Nghiên cứu cho thấy, sự yếu kém cũng đè nặng lên truyền thống khai thác của quốc gia khác như Tây Ban Nha, nơi mà các hiệp hội ngư dân nghề cá thủ công phải đương đầu với ngành công nghiệp khai thác hải sản và du lịch về việc khai thác vùng biển Địa Trung Hải với các dấu hiệu suy kiệt, và các lý do vì sao họ tham gia vào các tổ chức để bảo vệ lợi ích của họ ở cấp Châu Âu.

Cần xây dựng chương trình làm việc

Theo chuyên gia của FAO, Nicole Franz, giải pháp then chốt là “phải dựa vào các cộng đồng ngư dân nghề cá quy mô nhỏ khi ra bất kỳ quyết định nào có ảnh hưởng đến họ”.   

Cũng cần phải công nhận quyền được khai thác nguồn lợi của ngư dân. Ở nhiều quốc gia có các quy tắc chung, như ở Nam Phi hoặc quần đảo Solomon.

Chuyên gia Franz  nghĩ rằng có thể kết hợp những quyền lợi khác nhau đang bị đe dọa, nếu các khu vực hoạt động được phân định rõ ràng và các quy tắc được tuân thủ.

Ông kêu gọi rằng nuôi trồng thủy sản và nghề cá quy mô nhỏ “góp phần vào việc ổn định xã hội, tạo việc làm và triển vọng trong tương lai cho cư dân vùng đảo và ven biển”.

Để đảm bảo nghề cá quy mô nhỏ phát triển bền vững, năm 2014 các nước thành viên của FAO đã thông qua các nguyên tắc tự nguyện, và các nguyên tắc này hiện đang được thực hiện ở các cấp địa phương, khu vực và toàn cầu.

Chuyên gia Franz, người đánh giá cao “phương pháp tiếp cận hợp lý và dựa trên cơ sở quyền con người”, cho biết: “Ngoài việc quản lý nghề cá, họ còn nói đến vấn đề bình đẳng giới, biến đổi khí hậu, sự phát triển xã hội và công việc tốt”.

Trước hết trong thời gian này, các hướng dẫn và các nguyên tắc tự nguyện cần được phổ biến tại các hội nghị, hội thảo.

Giáo sư Jentoft nhận ra hai đối tượng then chốt để thực hiện, gồm: Các chính quyền nhà nước và xã hội dân sự. Một số chính quyền đã thực hiện. Chính quyền Costa Rica đã soạn thảo một dự luật bao gồm họ bằng cách lắng nghe nhu cầu của những ngư dân nghề cá quy mô nhỏ, hầu hết là người nghèo.  

Tổ chức phi chính phủ Cộng đồng và Đa dạng sinh học (COBI) của Mexico đang làm việc để kết nối ngư dân nghề cá thủ công với người mua bán thủy sản và xây dựng các hình thức mới về tài trợ tài chính, nền tảng kỹ thuật số và hành động tập thể.

Các chuyên gia của TBTI bao gồm các sáng kiến khác như sáng kiến "Gente da Maré", vài năm trước sáng kiến này đã tập hợp các nhà chức trách, các nhà nghiên cứu và các hiệp hội địa phương lại để cải thiện điều kiện cho những người nuôi nhuyễn thể ở khu vực dân nghèo Đông Bắc Brazil.  

Các ví dụ về sự cố gắng đấu tranh chống lại bất bình đẳng xã hội và tạo cơ hội thứ hai cho nghề khai thác thủ công.

Vũ Hậu (theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác