Các nhà bán lẻ Mỹ dự đoán doanh số bán hàng hải sản tăng trong năm 2017 (29-03-2017)

Một cuộc khảo sát mới của Tạp chí Hoa Kỳ Progressive Grocer cho thấy hơn một nửa số nhà bán lẻ ở Mỹ đang có tâm trạng phấn chấn, với 55,8% dự đoán doanh số bán hàng hải sản sẽ tăng trong năm nay. Thêm 40,4% tin rằng doanh thu sẽ vẫn ở mức tương đương với năm 2016.
Các nhà bán lẻ Mỹ dự đoán doanh số bán hàng hải sản tăng trong năm 2017
Ảnh minh họa

Cuộc khảo sát đối với các nhà bán lẻ hải sản Mỹ năm 2017, phỏng vấn các giám đốc điều hành của các siêu thị hải sản về bản báo cáo hàng năm, cho thấy chỉ 3,8% người dự đoán doanh số và lợi nhuận suy giảm. Tuy nhiên, nó lưu ý rằng sự không chắc chắn này đã không được thể hiện trong cuộc thăm dò của năm trước.

Trong năm 2016, doanh số thực tế của ngành hải sản cho thấy 39,2% số người được hỏi có doanh số tăng, 52,9% có doanh số giữ nguyên và 7,8% có sự suy giảm.

Theo Nielsen, tôm là mặt hàng chính tác động đến doanh số bán hàng trong năm 2016, chủ yếu là do giá bán lẻ giảm 8.9%. Các loài giáp xác nói chung cho thấy cả khối lượng và giá trị đều tăng so với năm trước.

Tổng thể doanh số bán hải sản thấp hơn mong đợi, và Bridget Goldschmidt, báo cáo trong Progressive Grocer, đặt câu hỏi liệu sự chưa hiểu rõ của người tiêu dùng về hải sản có phải là nguyên nhân chính của kết quả này.

Goldschmidt cho biết một lý do chính mà người trả lời đưa ra cho việc bán hàng hải sản chậm là giá cả, mặc dù vẫn có một phân khúc khách hàng trung thành sẵn sàng trả cao hơn cho hải sản mà họ cho là chất lượng tốt hơn. Điều này đáng chú ý hơn với các sản phẩm “được sản xuất trong nước” có nguồn gốc từ Alaska, Canada và Vịnh Mexico.

Theo 57,4% số người được hỏi, trên thực tế, hải sản đánh bắt trong tự nhiên của Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các sản phẩm hải sản có nhu cầu cao nhất trong năm 2017. Năm 2015, hải sản loại này đã xuống vị trí thứ tư. Người mua hàng cũng có nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm hải sản giá trị gia tăng, các mặt hàng hải sản có giá trị, các sản phẩm hải sản khuyến mãi và các sản phẩm với khẩu phần nhỏ hơn hoặc đóng gói.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các sản phẩm hải sản từ nuôi trồng thủy sản, nhưng đa số người tiêu dùng vẫn nhận thấy hải sản đánh bắt trong tự nhiên có chất lượng cao hơn. 26,5% số người được hỏi cho biết nhu cầu hải sản nuôi đã tăng trong năm 2016, nhưng 19,1% cho biết nhu cầu này giảm.

Goldschmidt lưu ý: “Một khảo sát về nhiều lĩnh vực năm 2015 của nhà nghiên cứu thị trường Edelman Berland tại New York cho thấy 53% những người thích hải sản tự nhiên tin rằng nó có vị ngon hơn các loại hải sản nuôi”.

Theo FoodDive, người tiêu dùng đang mua ít thịt bò, thịt gà và thịt lợn, do lo ngại về tác động của nó đối với sức khoẻ và các vấn đề liên quan đến phúc lợi động vật và tính bền vững môi trường. Điều này đem đến cho các nhà bán lẻ một cơ hội tuyệt vời để tăng danh mục các loại hải sản, nhưng họ cần tăng quảng cáo và truyền thông đến người tiêu dùng để có được khách hàng.

FoodDive gợi ý các nhà bán lẻ tăng quảng cáo trong cửa hàng và sử dụng tốt hơn phiếu giảm giá kỹ thuật số và chương trình khuyến mãi để thu hút người mua sắm đến khu vực bán hải sản. Các nhà bán lẻ cần phải nỗ lực đào tạo cho nhân viên về các giống thủy sản khác nhau, nguồn gốc, từ nông trại hay đánh bắt tự nhiên, hải sản mang tính bền vững như thế nào, hải sản có mùi vị như thế nào và đặc biệt là làm thế nào để chế biến hải sản.

Báo cáo Cuộc khảo sát đối với các nhà bán lẻ hải sản Mỹ năm 2017 đã cho thấy việc giảm giá tạm thời là hình thức khuyến mãi phổ biến và hiệu quả nhất, trong khi hình thức khuyến mãi mua 1 tặng 1 đã chuyển từ vị trí thứ năm lên vị trí thứ hai, trưng bày sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm đứng ở vị trí thứ ba.

Goldschmidt cho biết việc truyền thông về tính bền vững của sản phẩm không được những người tham gia khảo sát đề cập đến, nhưng bà đề nghị cần coi nó như một động thái khôn ngoan, viện dẫn một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng Quản lý biển. Trong nghiên cứu này, 72% người tiêu dùng hải sản đồng ý rằng mọi người nên ăn hải sản chỉ từ nguồn bền vững để bảo vệ các đại dương. 68% tin rằng người tiêu dùng nên chuẩn bị chuyển sang các loại hải sản bền vững hơn, và 54% nói rằng họ sẽ phải trả nhiều hơn cho một sản phẩm hải sản bền vững được chứng nhận.

Bà cũng trích dẫn lời của Jeff Brammer, người làm việc tại Tổ chức quốc tế về kiểm tra, thanh tra và chứng nhận sản phẩm NSF: “Giá có thể là yếu tố số một hiện nay đối với người tiêu dùng, nhưng với sự truyền thông đúng hướng và kiến ​​thức được cung cấp tại điểm bán hàng, yếu tố này có thể chuyển sang tính bền vững, trách nhiệm xã hội và chất lượng”.

Khi được hỏi những hành động họ mong muốn từ các nhà cung cấp hải sản để giúp cải thiện doanh số bán lẻ hải sản, nhiều người trả lời cuộc khảo sát đề cập đến giá cả tốt hơn, khuyến mãi tốt hơn và tiếp thị tốt hơn. Theo Goldschmidt, một người trả lời đã yêu cầu cụ thể “giảm giá đối với các loài hải sản ít phổ biến hơn để mọi người thử nhiều hơn và tăng doanh số từ từ”.

Sự có sẵn nhiều loại hải sản rẻ hơn có thể cho phép các nhà bán lẻ mở rộng các sáng kiến ​​bền vững của họ và khuyến khích khách hàng mua nhiều lần do giá thấp.

Các yêu cầu khác bao gồm đào tạo nhân viên về sản phẩm hải sản, tính nhất quán về chất lượng, số lượng hàng tồn kho ít hơn và sự minh bạch hơn về nhãn mác quốc gia xuất xứ.

HNN (Theo seafoodsource)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác