Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới phát triển bền vững (02-12-2016)

Từ những năm cuối thập kỷ 90, các dự án, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (QLTHTNVB) do nước ngoài tài trợ đã giới thiệu và thử nghiệm áp dụng cách tiếp cận QLTHTNVB vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng phương thức quản lý này vào thực tiễn ở nước ta gặp không ít khó khăn và thành quả đạt được còn rất hạn chế. Các hoạt động QLTHTNVB còn manh mún, thiếu tính hệ thống, thiếu tính bền vững và thiếu tính thực tế.
Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới phát triển bền vững

Năm 2016, Trên cơ sở chính sách pháp luật cho QLTHTNVB được phát triển cụ thể và chi tiết hơn, đặc biệt với sự ra đời của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, Chiến lược và Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) quốc gia, được phê duyệt trong giai đoạn 2014-2016.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế  Đức (GIZ), Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) tổ chức nghiên cứu, xây dựng Hướng dẫn xây dựng và triển khai chương trình QLTHTNVB nhằm hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương áp dụng hiệu quả mô hình quản lý tổng hợp vào công tác của ngành và địa phương mình. Hướng dẫn là công cụ quan trọng hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam, Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia về BĐKH và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam. Hướng dẫn được hoàn thiện thông qua quá trình tham vấn kỹ lưỡng với các nhà quản lý, các nhà khoa học ở trung ương, địa phương, đặc biệt là cán bộ đã tham gia triển khai các dự án, hoạt động QLTHTNVB thực tế ở Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác